Virus A/H1N1 phát tán do... sơ xuất trong chế tạo vaccine?

Hãng tin Bloomberg dẫn lời Adrian Gibbs, nhà nghiên cứu người Australia cho biết, virus A/H1N1 có thể được sinh ra trong quá trình chế tạo vaccine chống cúm.

Adrian Gibbs, nhà nghiên cứu 75 tuổi người Australia, từng cộng tác nghiên cứu chế tạo thuốc chống cúm Tamiflu ở hãng dược Roche Holding AG, cho biết, ông sẽ sớm đưa ra báo cáo về sự cố tạo ra virus A/H1N1 trong quá trình chế tạo vaccine phòng bệnh. Gibbs cùng hai cộng sự đã dựa vào những phân tích về gene để đưa ra kết luận này.

Virus A/H1N1 phát tán do... sơ xuất trong chế tạo vaccine?Theo Gibbs, một sơ suất trong quá trình chế tạo tạo điều kiện cho virus biến thể trên động vật thí nghiệm (có thể là lợn, động vật có vú hoặc một con chim) từ đó phát tán ra xung quanh. 

Adrian Gibbs trở thành nhà nghiên cứu trong lĩnh vực y học và sức khỏe từ năm 1968. Ông đã có nhiều nghiên cứu về sự tiến hóa của các virus cúm trong vòng bốn thập kỷ trở lại đây. Gibbs cũng là một trong những người đầu tiên giải mã virus cúm A/H1N1 ngay sau ba tuần bùng phát nạn dịch.

Người phụ trách an ninh sức khỏe, môi trường của WHO, ông Keiji Fukuda đã nhận thông báo từ nhà nghiên cứu Gibbs. Còn Gregory Hartl, người phát ngôn của WHO, cho rằng: "Còn quá sớm để có thể khẳng định điều gì". Theo Hartl, Gibbs cần đưa ra bằng chứng xác thực về điều mà ông khẳng định. Một bản báo cáo chi tiết dài ba trang đang được Gibbs hoàn thiện để gửi lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Phát hiện của Gibbs đưa ra lời cảnh báo với hiện tượng mất an toàn trong quá trình điều chế vaccine của các nhà khoa học. Cho tới giờ, cách chế tạo vaccine phòng bệnh phổ biến vẫn là: làm suy yếu virus, vi khuẩn gây bệnh tới mức không thể gây bệnh hoặc gây bệnh rất nhẹ, rồi đưa vào cơ thể người. Nhờ vậy, hệ miễn dịch của con người có thể nhận diện, "ghi nhớ", từ đó tăng mức đề phòng hữu hiệu hơn trước các tác nhân gây bệnh thực thụ.

Đại diện WHO hôm nay cho biết, virus cúm A/H1N1 xuất hiện ở 33 quốc gia và vùng lãnh thổ, và ghi nhận 5.728 trường hợp lây nhiễm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News