Virus cảm lạnh có thể ngăn chặn nCoV sao chép

Nhóm khoa học Anh phát hiện phản ứng miễn dịch với Rhinovirus gây cảm lạnh có thể tạo ra một số bảo vệ để cơ thể chống lại nCoV.

Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Virus (CVR), Đại học Glasgow (Anh) phát hiện virus Rhinovirus (gây cảm lạnh thông thường) có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch bẩm sinh để ngăn chặn sự sao chép của nCoV trong các tế bào đường hô hấp. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Infectious Diseases hôm 23/3.

Virus cảm lạnh có thể ngăn chặn nCoV sao chép
Nghiên cứu của Đại học Glosgow cho thấy mối liên hệ về sự tương tác giữa hai virus. (Ảnh: Standard).

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học lần đầu đưa nCoV lây nhiễm các tế bào hô hấp của con người trong phòng thí nghiệm và tái tạo môi trường mức độ tế bào mà các bệnh truyền nhiễm thông thường xuất hiện. Sau đó, họ nghiên cứu sự nhân lên của nCoV trong môi trường này, trong hai trường hợp có và không có virus gây cảm lạnh.

Giáo sư Pablo Murcia, thành viên nhóm cho biết, nghiên cứu này cho thấy, rhinovirus ở người kích hoạt phản ứng miễn dịch bẩm sinh trong các tế bào biểu mô hô hấp của con người, từ đó ngăn chặn sự nhân lên của nCoV.

"Điều này có nghĩa rằng đáp ứng miễn dịch gây ra bởi quá trình nhiễm virus cảm lạnh có thể cung cấp một số mức độ bảo vệ để chống lại nCoV, tiềm năng trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus này và giảm mức độ nghiêm trọng của Covid-19", ông nói.

Các mô hình toán học của nhóm nghiên cứu cho thấy sự tương tác giữa các virus có thể ảnh hưởng lớn đến số lượng quần thể, tỷ lệ nhiễm virus gây cảm lạnh càng tăng, số ca nhiễm Covid-19 có thể giảm xuống.

Phát hiện này giúp nhóm nghiên cứu tìm hiểu cơ chế và mức độ tác động của virus gây cảm lạnh với nCoV và phát triển các liệu pháp điều trị Covid-19 ở cấp độ phân tử. "Tuy vậy, tiêm vaccine vẫn có thể là phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe khỏi dịch bệnh", Pablo Murcia nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ấn Độ phát hiện biến chủng virus corona

Ấn Độ phát hiện biến chủng virus corona "đột biến kép"

Nhà chức trách Ấn Độ phát hiện một biến chủng virus corona mang theo " đột biến kép" trên hơn 200 mẫu bệnh phẩm.

Đăng ngày: 25/03/2021
Hiểu cơ chế hoạt động của 5 dòng thuốc Covid-19, từ góc nhìn thú vị của trò chơi Đế Chế

Hiểu cơ chế hoạt động của 5 dòng thuốc Covid-19, từ góc nhìn thú vị của trò chơi Đế Chế

Nếu chống virus cũng giống như chơi một trận Đế Chế, đây là cách các nhà khoa học đang đối phó với nó.

Đăng ngày: 22/03/2021
Vaccine của AstraZeneca: Phát hiện ra nguyên nhân gây đông máu

Vaccine của AstraZeneca: Phát hiện ra nguyên nhân gây đông máu

Các nhà khoa học ở bệnh viện giảng dạy Greifswald, Đức, cho biết họ đã tìm ra nguyên nhân gây đông máu ở một số người được tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca.

Đăng ngày: 22/03/2021
Em bé đầu tiên trên thế giới có kháng thể Covid-19 ngay sau khi chào đời

Em bé đầu tiên trên thế giới có kháng thể Covid-19 ngay sau khi chào đời

Một phụ nữ ở Florida đã sinh ra em bé được cho là đầu tiên trên thế giới có kháng thể Covid-19 sau khi người này tiêm vắc-xin trong giai đoạn đang mang thai.

Đăng ngày: 20/03/2021
Sóng siêu âm có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2

Sóng siêu âm có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2

Các chuyên gia tại Viện Công nghệ Massachussets (MIT) đã tiến hành các nghiên cứu về cách thức tiêu diệt virus thuộc phân họ coronavirus, trong đó có SARS-CoV-2.

Đăng ngày: 19/03/2021
9 nhóm người cần trì hoãn tiêm vaccine Covid-19

9 nhóm người cần trì hoãn tiêm vaccine Covid-19

Những người bị rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu hay có bệnh lý cấp tính, cần trì hoãn tiêm vaccine Covid-19, theo Bộ Y tế.

Đăng ngày: 19/03/2021
Hội chứng khiến bệnh nhân khỏi Covid-19 ngửi thấy mùi thối rữa

Hội chứng khiến bệnh nhân khỏi Covid-19 ngửi thấy mùi thối rữa

Hội chứng parosmia làm biến dạng khứu giác bệnh nhân đã khỏi Covid-19. Đây là điều các chuyên gia y tế chưa thể lý giải.

Đăng ngày: 17/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News