Virus thượng cổ có thể làm tăng tỷ lệ sinh con trai

ADN của một loại virus thượng cổ sống cách đây 1,5 triệu năm có thể khóa nhiễm sắc thể X, làm tăng tỷ lệ giới tính nam ở thai nhi.

Trong công cuộc tiến hóa của loài người, bộ gene của con người chọn lọc các mẩu ADN từ bên ngoài, chủ yếu từ virus thượng cổ. Phần lớn những mẩu ADN này không hoạt động, nhưng một số giữ vai trò mới như quyết định giới tính bào thai đang phát triển.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale, Mỹ, tin rằng một dải ADN xoắn cổ đại, tích hợp vào bộ gene của động vật có vú cách đây 1,5 triệu năm, đóng vai trò quan trọng trong việc khóa nhiễm sắc thể X. Báo cáo của họ được công bố hôm 30/3 trên tạp chí Nature.

Virus thượng cổ có thể làm tăng tỷ lệ sinh con trai
Nhiễm sắc thể X và Y quyết định giới tính. (Ảnh: Tatiana Shepeleva).

Nhóm nghiên cứu phát hiện một số bào thai làm ngưng hoạt động của virus trên nhiễm sắc thể X, tác động tới tỷ lệ giới tính và cơ chế thực hiện điều này. Trong chất chỉ thị biểu sinh mà các nhà nghiên cứu tìm thấy, một vòng methyl được thêm vào adenine, một trong 4 hợp chất nucleotide hình thành nên cặp ADN cơ bản, tạo ra khả năng ngắt gene.

Nồng độ chất chỉ thị cao sẽ làm virus ngưng hoạt động, khiến nhiễm sắc thể X không biểu hiện và tỷ lệ giới tính nam là 2:1. Khi chất chỉ thị phân tử ở mức bình thường, khả năng trẻ có giới tính nam hoặc nữ là 1:1.

"Tại sao tỷ lệ giới tính ở động vật có vú lại do tàn dư của một virus thượng cổ quyết định là câu hỏi thú vị", Andrew Xiao, nhà di truyền học ở Trung tâm Tế bào gốc Yale, nhận xét.

Các nhà khoa học cứu tin rằng động vật có vú có thể ức chế biểu hiện gene thông qua điều khiển hợp chất nucleotide mang tên cytosine. Xiao và đồng nghiệp nhận định cơ chế mới phát hiện có thể được dùng để kiểm soát ung thư, do nghiên cứu trước đây chỉ ra tế bào ung thư dựa vào virus để lan rộng.

"Ngoài thai nhi, nơi duy nhất mọi người có thể thấy virus này hoạt động là ở khối u và dây thần kinh", Xiao nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News