Vitamin có thể nguy hiểm cho bệnh nhân ung thư

Kết quả của một loạt các nghiên cứu lâm sàng gần đây đã làm các bác sĩ điều trị băn khoăn: Liệu rằng Vitamin có ích cho quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư?

Đã qua rồi giai đoạn mà bệnh nhân ung thư được bồi bổ bằng Vitamin? Vitamin thực sự có hại cho người bị ung thư?

Bệnh nhân ung thư luôn được các bác sĩ điều trị đề nghị hãy thực hiện một chương trình hỗ trợ điều trị ngoài dược phẩm để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, có tên gọi là CAM. Chương trình hỗ trợ điều trị (CAM) bao gồm một loạt các phương pháp điều trị như chế độ ăn đặc biệt, thiền định và các chế phẩm thảo dược. Thuật ngữ này cũng bao gồm các phương pháp điều trị lập dị khác.

Hiện nay, việc uống bổ sung Vitamin nói chung được xem là vô hại, khi đây là biện pháp cuối cùng của chương trình hỗ trợ điều trị (CAM). Nhiều bệnh nhân và bác sĩ cho rằng uống Vitamin không gây hại. Nhưng sự thật thì sao?

Các viên Vitamin vốn được những người theo chế độ ăn kiêng sử dụng với số lượng nhỏ theo đề nghị của bác sĩ để đảm bảo có sức khỏe tốt.

Bệnh scurvy (Scorbut) là một bệnh do thiếu hụt vitamin C, biểu hiện dưới những triệu chứng như: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng trên da (mảng xuất huyết dưới da, dân gian thường gọi là “vết ma cắn”). Thêm vào đó là sự dễ bị nhiễm trùng, dễ bị kích động và trầm cảm cũng là những tiêu chuẩn chẩn đoán.

Theo Wikipedia

Hầu hết kết quả nghiên cứu được tiến hành trong nửa đầu của thế kỷ XX đều cho thấy rằng: Thiếu vitamin sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể. Chẳng hạn, thiếu vitamin C gây ra bệnh scurvy, và thiếu hụt vitamin B1 gây ra bệ̣nh thủng. Các bệnh này hiếm khi được nhìn thấy ngày nay ở các nước giàu có như Úc, do việc phổ cập các kiến ​​thức chung về sự cần thiết cho các sinh tố và nguồn trái cây tươi, rau củ và các sản phẩm sữa có sẵn.

Nhưng các đặc tính dường như huyền diệu của vitamin như: nhanh chóng làm giảm các triệu chứng của bệnh, chính vì thế nhiều bệnh nhân vô tư sử dụng, lạm dụng Vitamin một cách thường xuyên với liều lượng lớn để hỗ trợ điều trị đang diễn ra khá phổ biến, trong điều kiện mà nền y học hiện đại chưa đưa ra câu trả lời xác đáng.

Trong một kết quả nghiên cứu của 2 nhà khoa học từng nhận giải thưởng Nobel: Linus Pauling - nhà hóa sinh đã cùng với bác sĩ Ewan Cameron, người Scotland, tiến hành theo dõi trên một nhóm các bệnh nhân ung thư được cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, sau khi các bệnh nhân này được cho sử dụng vitamin C liều cao. Các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng những bệnh nhân này sống sót lâu hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã bị chỉ trích nặng nề với lý do nhóm điều trị và nhóm so sánh là khá khác nhau và so sánh đối chứng giữa 02 nhóm là không hợp lệ.

Vitamin có thể nguy hiểm cho bệnh nhân ung thư
Bệnh nhân ung thư cần phải suy nghĩ hai lần, trước khi quyết định
sử dụng Vitamin cho quá trình điều trị

Để kiểm tra tuyên bố của Pauling, một loạt các tiêu chuẩn so sánh khoa học được thực hiện bởi Bệnh viện Mayo nổi tiếng thế giới ở Hoa Kỳ. Kết quả thu được là: Không có lợi ích nào cho bệnh nhân đã được sử dụng vitamin C liều cao so với người không sử dụng.

Các nghiên cứu ở bệnh viện Mayo đã tiến hành thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát, theo những tiêu chuẩn cao nhất của các bằng chứng y tế, trong đó các nhóm được điều trị và không được điều trị hoặc kiểm soát, được so sánh trong tất cả các khía cạnh của quá trình điều trị căn bệnh ung thư.

Tuy nhiên, ý tưởng dùng vitamin liều cao có thể có lợi cho bệnh nhân ung thư đã hình thành. Ngoài vitamin C, khoáng chất và chất chống oxy hóa và các vitamin khác (A, E và B) thường được sử dụng kết hợp với hy vọng chúng sẽ giúp kiểm soát sự phát triển của khối ung thư, cải thiện sức khỏe bệnh nhân.

Chúng ta hãy nhìn lại lịch sử, quay trở về cuối thập kỷ 40, chuyên gia hàng đầu về ung thư của trẻ em ở Boston, Tiến sĩ Sidney Farber lưu ý rằng: Trẻ em mắc bệnh ung thư máu được cho uống axít folic, một trong những Vitamin nhóm B, đã đẩy nhanh hơn sự tăng trưởng của tế bào bạch cầu và chết nhanh chóng hơn những bệnh nhân trẻ em không uống loại Vitamin thuộc nhóm B này.

Điều đó giúp Tiến sĩ Sidney Farber bắt đầu tìm kiếm một nhóm thuốc chống folate, vốn được xem là khác thường lúc đó, dẫn đến sự miễn giảm tạm thời bệnh tình của khá nhiều bệnh nhân trẻ em. Sự thuyên giảm của ung thư máu gần như chưa từng nghe của cho đến lúc này.

Một trong những loại thuốc methotrexate vẫn được sử dụng như một thành phần của thuốc điều trị, mạng lại nhiều thành công, đem lại hiệu quả chữa bệnh tích cực ở 80% đến 90% trường hợp ung thư bạch cầu ở trẻ em.

Các tài liệu khoa học liên quan đến lợi ích của vitamin trong việc điều trị bệnh ung thư là không có cơ sở khoa học, bởi các loại so sánh khập khiểng trong nghiên cứu mà hai nhà khoa học Pauling và Cameron đã từng phạm phải.

Chỉ trong những năm gần đây, các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát theo đúng tiêu chuẩn khoa học được tiến hành, và kết quả đã gây ngạc nhiên cho những người nghĩ rằng Vitamin chỉ có lợi.

Cú sốc đầu tiên đến từ một nghiên cứu ở Phần Lan, được thực hiện trong những năm 1990. Nghiên cứu được thiết kế để tìm hiểu xem liệu rằng vitamin và các chất chống oxy hóa, trong trường hợp này là vitamin E và beta-carotene, vốn được cho là có thể ngăn chặn ung thư phổi trong một nhóm của gần 30.000 người hút thuốc lá ở nam giới.

Thật bất ngờ, vitamin E và beta-carotene không những không có tác dụng ngăn chặn ung thư, mà nhóm các bệnh nhân được sử dụng vitamin E và beta-carotene lại có tỷ lệ ung thư phổi cao hơn những người không sử dụng.

Sau đó, một loạt các tiêu chuẩn nghiên cứu khoa học được thực hiện để đánh giá giá trị của các loại vitamin khác nhau, thường ở liều lượng cao để ngăn ngừa, và trong một số trường hợp điều trị một loạt các loại bệnh ung thư đặc biệt là ung thư ruột và ung thư tuyến tiền liệt.

Những nghiên cứu thường liên quan đến hàng chục ngàn đối tượng. Kết quả là, không có lợi ích nào được tìm thấy và giống như nghiên cứu ở Phần Lan về bệnh ung thư phổi, một số các nghiên cứu đã chỉ ra các phương pháp sử dụng Vitamin để điều trị đều có hại.

Công bằng mà nói, một nghiên cứu cho thấy một số bệnh nhân được hưởng lợi từ vitamin / khoáng chất phức tạp. Đây là một nghiên cứu tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày của Vitamin / khoáng chất phức tạp được thực hiện ở vùng nông thôn Trung Quốc.

Nhưng nhiều bệnh nhân trong số các đối tượng này đã có thể đã bị suy dinh dưỡng nặng do thiếu vitamin, tình trạng nghèo dinh dưỡng cơ bản. Vì vậy, nghiên cứu này ở Trung Quốc có lẽ không thể áp dụng cho các bệnh nhân đến từ các nước phát triển.

Vitamin D có thể là một ngoại lệ, một số nghiên cứu gần đây cho thấy thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh khác nhau bao gồm cả một số bệnh ung thư. Nhưng chúng ta vẫn chưa có bằng chứng về việc bổ sung Vitamin D có thể giúp ngăn ngừa ung thư và cũng không có nghĩa là Vitamin D rất hữu ích trong điều trị ung thư.

Vì vậy vitamin A, C, E và vitamin thuộc nhóm B chắc chắn gây hại thêm cho bệnh nhân ung thư. Và chỉ cần xem xét những tác động của vitamin là những chất có trong chế độ ăn uống, kích thích sinh trưởng và sinh sản của tế bào lành mạnh.

Liệu rằng liều lượng lớn hơn cần thiết các loại Vitamin có thể kích thích sự tăng trưởng của tế bào ung thư cùng với các tế bào bình thường của cơ thể?

Bệnh nhân ung thư cần phải suy nghĩ hai lần, trước khi quyết định sử dụng Vitamin cho chương trình điều trị theo khuyến cáo của các bác sĩ điều trị ung thư. Vitamin có hại nhiều hơn có lợi đối với bệnh nhân ung thư.

[#RelatedNews(157)#]

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News