Vô tình phát hiện ra loài cá mập mới trong khi phân loại hóa thạch Tyrannosaurus rex
Mới đây các nhà cổ sinh vật học đã vô tình phát hiện ra một loài cá mập hoàn toàn mới trong quá trình phân loại hóa thạch của khủng long bạo chúa.
"SUE" là hóa thạch nổi tiếng nhất của loài Tyrannosaurus rex và bản thân việc khám phá, khai quật, nghiên cứu và tổ chức triển lãm mẫu hóa thạch này cũng là cả một quá trình hết sức đặc biệt. Gần đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy một số răng có chiều rộng chỉ 1 mm trong lớp đá chứa mẫu hóa thạch "SUE". Những chiếc răng này thuộc về một con cá mập nhỏ sống ở cuối kỷ Phấn trắng cách đây 66 triệu năm.
Đây là loài cá mập nhỏ sống ở cuối kỷ Phấn trắng cách đây 66 triệu năm.
Mẫu hóa thạch "SUE" của loài khủng long Tyrannosaurus rex ngày nay vẫn được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field ở Chicago. Hóa thạch "SUE" được tìm thấy trên sông Cheyenne ở Nam Dakota. Hóa thạch này được phát hiện đầu tiên bởi Susan, vì vậy nó được đặt tên là "SUE". "SUE" là một con Tyrannosaurus rex khổng lồ, dài gần 13 mét và là một trong những mẫu hóa thạch hoàn chỉnh nhất của loài này từng được con người phát hiện.
"SUE" là hóa thạch nổi tiếng nhất của loài Tyrannosaurus rex và bản thân việc khám phá, khai quật, nghiên cứu và tổ chức triển lãm mẫu hóa thạch này cũng là cả một quá trình hết sức đặc biệt.
Susan (đầu tiên bên trái) và mẫu hóa thạch "SUE".
Để đấu tranh cho quyền sở hữu mẫu hóa thạch "SUE", người đứng đầu của Viện Địa chất Montenegro, người đã phát hiện và khai quật hóa thạch và là chủ sở hữu của khu vực phát hiện hóa thạch đã tham gia vào các vụ kiện trong nhiều năm. Nhưng sau đó, "SUE" đã được bán cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field với mức giá cao 8,36 triệu đô la Mỹ. Ngay sau đó, mẫu hóa thạch này được phục hồi và cuối cùng chính thức được trưng bày vào ngày 17 tháng 5 năm 2000. Sau đó đã có vố số khách thăm quan đến bảo tàng để chiêm ngưỡng mẫu hóa thạch nổi tiếng này.
Hộp sọ của Tyrannosaurus Rex "SUE" đã được làm sạch.
Một tình nguyên viên của bảo tàng có tên Karen Nordquist, cô từng là một nhà hóa học chính là người phân loại mẫu hóa thạch khủng long này, cô đã phải loại bỏ hai tấn mảnh vụn từ những tảng đá bám xung quanh hóa thạch và thực hiện quá trình quan sát chi tiết để không bị bỏ sót bất cứ mảnh xương nào.
Dưới kính hiển vi, Nordquist nhận thấy rằng có một số viên đá nhỏ kỳ lạ nằm trong các mảnh vỡ. Những viên đá nhỏ này có hình dạng tương tự và đều có đường kính khoảng 1 mm.
Karen Nordquist đang quan sát các mảnh vỡ bằng kính hiển vi.
Những chiếc răng nhỏ có chiều rộng chỉ 1 mm được phát hiện trong các mảnh vụn.
Khám phá của Nordquist đã làm dấy lên sự quan tâm của các nhà cổ sinh vật học, sau khi nghiên cứu cẩn thận họ đã xác định rằng những viên đá nhỏ này thực sự là răng của một loài cá mập thời tiền sử. Các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên và Đại học Bang Bắc Carolina cuối cùng đã xuất bản một nghiên cứu trên Tạp chí Cổ sinh vật học với tự đề "New sharks and other chondrichthyans from the latest Maastrichtian (Late Cretaceous) of North America". Với tên chính thức của loài mới này là Galagadon (cá mập răng ong) và được phân loại bào Bộ cá mập thảm.
Dựa trên các hóa thạch răng được bảo tồn với chiều rộng chỉ một milimet, các nhà cổ sinh vật học suy đoán rằng chiều dài của một con cá mập răng ong chỉ là 0,3 tới 0,46 mét, và hình dạng rất giống với cá mập loài cá mập Orectolobus ngày nay.
Hình dạng của loài cá mập này rất giống với cá mập Orectolobus ngày nay.
Orectolobus là một chi cá mập thảm trong họ Orectolobidae. Chúng được tìm thấy ở vùng biển ôn đới và nhiệt đới nông của phương Tây Thái Bình Dương và đông Ấn Độ Dương, chủ yếu xung quanh Úc và Indonesia, mặc dù một loài hiện diện xa về phía bắc Nhật Bản.
Cá mập răng ong có thân hình phẳng và đầu to.
Cá mập răng ong có thân hình phẳng và đầu to. Có nhiều hàng răng nhỏ sắc nhỏ và nhọn trong miệng. Chúng sở hữu một đôi mắt tròn nằm phía trên đầu, và có thể có xúc tu ở bên miệng trước mắt. Vây ngực và vây bụng của cá mập răng ong rất lớn, chúng sở hữu hai vây lưng và vây đuôi không được phát triển.
Cá mập răng ong có thể có nhiều đốm và mảng màu như các loài cá mập thảm khác để thuận tiện cho việc ẩn nấp. Từ hình dạng của cá mập răng ong, có thể thấy rằng nó không phải là một con cá mập bơi giống như những loài cá mập to lớn mà chúng ta vẫn thấy ngày nay.
Loài cá mập răng ong sống cùng thời gian với Tyrannosaurus Rex "SUE" - cuối thời kỳ kỷ Phấn trắng từ 67,4 triệu đến 65,5 triệu năm trước. Nơi sinh sống của chúng là Nam Dakota ngày nay ở Hoa Kỳ. Không giống như Nam Dakota ngày nay, trong thời kỳ kỷ Phấn trắng, nơi đây có khí hậu ấm áp và ẩm ướt, với những dòng sông đầm lầy.
Cá mập răng ong sống trong cùng môi trường với nhiều loài khủng long nổi tiếng, bao gồm Tyrannosaurus rex, Dakota Raptor, Edmonton, Triceratops, Ankylosaurus, v.v. Cá mập răng ong sống trong nước và kích thước của chúng quá nhỏ để có thể đe dọa khủng long. Thức ăn của chúng chủ yếu là cá nhỏ, tôm và động vật thân mềm.
Việc tại sao lại tìm được răng của cá mập răng ong khi phân loại hóa thạch thì nhiều người cho rằng, 66 triệu năm trước, Tyrannosaurus "SUE" đã kết thúc cuộc đời mình và rơi xuống rìa đầm lầy. Sau cơn mưa lớn, mực nước dâng cao và tràn ngập lên cơ thể của "SUE".
Một nhóm cá mập răng ong đã bơi theo mùi xác thối và tập trung quanh cơ thể "SUE". Vì da của "SUE" rất cứng, nên răng của cá mập răng ong đã bị gãy và cắm vào da khi tiến hành quá trình rỉa xác và cuối cùng biến thành hóa thạch và được các nhà cổ sinh vật học phát hiện.
Loạt răng của cá mập răng ong.
Việc phát hiện ra cá mập răng ong là một quá trình hết sức ngẫu nhiên, việc phát hiện ra loài cá mập nhỏ này đã làm phong phú hệ sinh thái của kỷ Phấn trắng muộn ở Bắc Mỹ đặc biệt là đối với các loài cá mập nước ngọt cỡ nhỏ.