Phát hiện loài cá sấu tiền sử dài 3m đi bằng hai chân

Những dấu chân lớn, được bảo quản tốt ở một khu vực giàu hóa thạch của Hàn Quốc có thể thuộc về tổ tiên đi bằng hai chân của cá sấu hiện đại.

Hệ tầng Jinju đầu kỷ Phấn Trắng ở Hàn Quốc là một vỉa đá giàu khoáng thạch, rộng khoảng 800 mét vuông với tận 5 mét mặt cắt địa tầng. Rất nhiều bộ dấu chân có ở tất cả các cấp của vỉa đá, trước đây chúng vẫn được cho là do những con thằn lằn bay khổng lồ tạo ra khi đi bằng hai chân.

Phát hiện loài cá sấu tiền sử dài 3m đi bằng hai chân
Loài này đã phát triển mạnh khoảng 100 đến 145 triệu năm trước. Kết quả nghiên cứu được công bố trên báo khoa học Scientific Reports,

Tuy nhiên, các nhà cổ sinh học ở Đại học Giáo dục Quốc gia Chinju (Hàn Quốc) và Đại học Queensland, Brisbane (Úc) cho rằng, có khả năng chúng là do tổ tiên đi bằng hai chân của những con cá sấu ngày nay để lại.

Các tác giả viết rằng: Thật đáng kinh ngạc về sự vắng mặt nhất quán của các dấu vết của chân trước trên các vết dấu chân mà chúng để lại, với các dấu vết bề mặt da được bảo quản tốt, chứng tỏ những kẻ tạo ra dấu vết đó là động vật có hai chân. Không có bằng chứng nào rõ ràng về việc chân sau đè lên dấu chân trước, hoặc các dấu vết được bảo quản kém, cho thấy các con vật có bốn chân đã tạo ra dấu vết chỉ xuất hiện hai chân.

Phát hiện loài cá sấu tiền sử dài 3m đi bằng hai chân
Đường dấu chân tại khu vực Sacheon Jahye-ri.

Khi được phát hiện, các dấu chân này đã được đặt tên là Batrachopus grandis, và có chiều dài đo được từ 18 đến 24cm – gấp đôi chiều rộng, cho thấy chiều dài cơ thể của chúng lên tới 3m. "Những dấu chân hẹp được tạo ra hoàn toàn bởi chi sau với vết hằn rõ nét từ gót tới ngón chân và dấu da ở một số chỗ", nhóm nghiên cứu đến từ Hàn Quốc và Mỹ cho biết.

Phát hiện loài cá sấu tiền sử dài 3m đi bằng hai chân
Dấu chân Batrachopus grandis được bảo quản tốt.

Các nhà nghiên cứu đã lưu lại những dấu chân này trong các bức ảnh chụp bình thường và ảnh ba chiều, theo dõi các dấu vết đường viền và đo đạc các thông số của chúng

Phát hiện loài cá sấu tiền sử dài 3m đi bằng hai chân
Ảnh chụp và hình ảnh ba chiều.

Một phân tích kỹ lưỡng đã kết luận rằng, các dấu vết này thuộc về một loài cá sấu mới - nhóm bò sát đầu tiên là tổ tiên của cá sấu hiện đại, ăn cá và thích nghi với đất liền hơn các loài khác vào thời điểm đó. Các dấu chân của Batrachopus grandis là dấu vết đầu tiên biểu thị việc đi bằng hai chân – một tiến triển chưa từng được biết đến của họ này.

Phát hiện này có thể mang ý nghĩa là các dấu vết được tìm thấy ở những khu địa chất trẻ hơn có thể thuộc về cá sấu cổ đại – những dấu vết này trước đây vẫn được cho là do những con thằn lằn bay khổng lồ để lại khi đi bằng hai chân để bảo vệ đôi cánh khi ở trên mặt đất.

Phát hiện về Batrachopus grandis đã được thực hiện ngay sau phát hiện và mô tả về cá sấu Hàn Quốc, và làm gia tăng đáng kể sự hiểu biết về hình thái, phạm vi kích thước, sự phong phú và các yếu tố bảo quản ảnh hưởng đến các dấu vết của cá sấu Hàn Quốc. Thêm vào đó, phát hiện này kêu gọi việc kiểm tra lại các mẫu vật khác ở cùng thời kỳ này có hình thái tương tự.

Phát hiện loài cá sấu tiền sử dài 3m đi bằng hai chân
Batrachopus grandis so sánh với con người.

B. grandis sống cách đây hơn 100 triệu năm ở đầu kỷ Phấn Trắng, chủ yếu thống trị đất liền thay vì mặt nước như con cháu của chúng ngày nay. Nhiều khả năng loài này chủ yếu đi hai chân nhưng cũng có thể bò bằng 4 chân.

Trước khi kết luận, các nhà nghiên cứu loại trừ giả thuyết chân trước của B. grandis không giẫm xuống đất sâu như chân sau hoặc chúng để lại dấu chân khi bơi. Theo nhà cổ sinh vật học Martin Lockley, giáo sư ở Đại học Colorado, thành viên nhóm nghiên cứu, cá sấu hiện đại đôi khi sử dụng bàn chân sau để lao về phía trước nhưng dấu chân để lại không đều nhau và thường chĩa ra hai bên. Sự thiếu vắng dấu chân trước và vết chân hẹp song song chứng tỏ chỉ ra đây là loài mới đi bằng hai chân sau.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện răng cá mập cổ đại lớn nhất thế giới to bằng bàn tay

Phát hiện răng cá mập cổ đại lớn nhất thế giới to bằng bàn tay

Chiếc răng dài 14,6 cm và nặng gần 0,5 kg thuộc về megalodon, loài cá mập khổng lồ đã tuyệt chủng.

Đăng ngày: 12/06/2020
Nơi chôn cất của Nữ hoàng Cleopatra và người tình sắp được hé lộ?

Nơi chôn cất của Nữ hoàng Cleopatra và người tình sắp được hé lộ?

Các nhà khảo cổ tin rằng một điểm trên vùng châu thổ sông Nile của Ai Cập có thể cung cấp manh mối mới về nơi an nghỉ cuối cùng của Nữ hoàng Cleopatra.

Đăng ngày: 12/06/2020
Sử dụng radar quét xuyên đất, phát hiện một thành phố cổ thời La Mã

Sử dụng radar quét xuyên đất, phát hiện một thành phố cổ thời La Mã

Các nhà khoa học vừa công bố phát hiện một thành phố cổ ở phía Bắc thủ đô Rome (Italy) bằng radar quét xuyên đất (GPR).

Đăng ngày: 10/06/2020
Phát hiện hoá thạch ếch siêu hiếm 2 triệu năm tuổi ở Argentina

Phát hiện hoá thạch ếch siêu hiếm 2 triệu năm tuổi ở Argentina

Theo AFP, phát hiện này được công bố bởi cơ quan khoa học và công nghệ thuộc Đại học Quốc gia La Matanza, Argentina.

Đăng ngày: 10/06/2020

"Khoảnh khắc vàng" lúc mở quan tài vua Tutankhamun

Một trong những bức ảnh lịch sử nổi tiếng được nhiếp ảnh gia khảo cổ học Harry Burton chụp tại Ai Cập vào năm 1925 lần đầu tiên được phủ màu, giúp nêu bật tầm quan trọng của khám phá.

Đăng ngày: 09/06/2020
ADN cổ xưa có thể tiết lộ bí ẩn của cuốn sách biển Chết

ADN cổ xưa có thể tiết lộ bí ẩn của cuốn sách biển Chết

Cuốn sách biển Chết được tạo thành từ hàng chục ngàn mảnh bản thảo chủ yếu được làm từ giấy giả da hoặc da động vật.

Đăng ngày: 08/06/2020
Phát hiện bảo vật hơn 3.000 tuổi ở Quảng Ninh

Phát hiện bảo vật hơn 3.000 tuổi ở Quảng Ninh

Trong lúc lên núi Đầu Rằm khai thác đá, người dân địa phương phát hiện chiếc bình gốm nằm trong hốc đá.

Đăng ngày: 08/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News