Vỏ Trái đất bị sắp xếp lại mà không ai hay: Cảnh báo đáng sợ

Phát hiện mới về tác động kiểu vòng lặp giữa động đất và sự chuyển động của các mảnh vỏ Trái đất vừa làm dấy nên lo ngại về thảm họa khó ngờ, vừa là cơ hội để cải thiện các mô hình dự báo động đất.

Nghiên cứu mới từ Bộ phận Địa chất, Khoa Khoa học địa chất và quản lý tài nguyên, Đại học Copenhagen (Đan Mạch) tiết lộ điều đáng sợ: các mô hình dự báo động đất hiện tại dựa trên hoạt động kiến tạo mảng có thể chưa chuẩn xác, dẫn đến việc nhiều thảm họa có thể ập xuống bất ngờ mà không được dự báo.


Lớp phủ phức tạp của Trái đất thúc đẩy hoạt động kiến tạo mảng, là sự chuyển động không ngừng của các mảnh vỏ Trái đất - (Ảnh: SciTech Daily)

Theo SciTech Daily, trước đây người ta tin rằng chính sự chuyển động của các mảng kiến tạo - tức các mảnh vỏ Trái đất - đã tạo nên năng lượng tích tụ ở nơi tiếp giáp các mảng, thỉnh thoảng được giải phóng thành các trận động đất.

Điều đó đúng nhưng nghiên cứu mới cho thấy đó không phải là tác động một chiều. Sử dụng dữ liệu GPS mở rộng và phân tích trận động đất Izmit năm 1999 nổi tiếng, các nhà nghiên cứu nhận thấy các mảng lục địa Anatolinan (mà Thổ Nhĩ Kỳ) nằm bên trên đã bị thay đổi hướng chuyển động bất ngờ.

Thay đổi này đã ảnh hưởng đến các trận động đất ngoài dự kiến xảy ra sau này trong khu vực.

Như vậy, sự dịch chuyển của các mảnh vỏ Trái đất gây ra động đất, sau đó động đất lại tác động ngược khiến chuyển động của các mảng bị thay đổi. Khi "trò chơi xếp hình" bị rối loạn, nó sẽ sinh ra một mô hình động đất mới không giống cái cũ và có thể khiến những dự báo trước đó bị sai lệch.

Điều này có thể đã xảy ra ở nhiều nơi khác trên thế giới: các mảnh vỏ Trái đất khác cũng đã bị đổi hướng, bức tranh tổng thể về kiến tạo mảng bị sắp xếp lại mà không ai hay, dẫn đến việc nhiều mô hình cảnh báo thảm họa trở nên thiếu chính xác.

Theo tác giả chính Juan Martin De Blas, điều này có thể không hẳn là tin xấu. Biến được tác động 2 chiều kiểu vòng lặp này có thể giúp các nhà khoa học cải thiện các mô hình dự báo động đất một cách rất hiệu quả và chính xác hơn, cập nhật và thay đổi nó phù hợp sau mỗi lần xảy ra động đất lớn.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Geophysical Journal International.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc

Đăng ngày: 02/07/2025
Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Đăng ngày: 02/07/2025
Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Đăng ngày: 02/07/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/07/2025
8 siêu năng lực

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra

Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Đăng ngày: 02/07/2025
Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Hai ngàn năm trước, các du khách cổ đại đã đến một ngôi đền Hi Lạp-La mã ở Hierapolis (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ), nằm bên trên một chiếc hang được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới bên kia.

Đăng ngày: 02/07/2025
1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

Tấc, ly, phân, thước là những đơn vị đo chiều dài những đồ vật có kích thước nhỏ khá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta thời kỳ Cổ Đại.

Đăng ngày: 02/07/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News