Voi vào hang núi lửa tìm muối để ăn

Những động vật ăn cỏ lớn như voi thường tìm kiếm các mỏ khoáng sản tự nhiên để bổ sung lượng natri đưa vào cơ thể vì khoáng chất từ thực vật và nước không đủ natri.

Trong công viên quốc gia núi Elgon ở biên giới Kenya-Uganda, những con voi biết cách khai thác đá giàu natri ở một ngọn núi lửa đã tắt cách đây khoảng 24 triệu năm - núi Elgon. Núi Elgon là ngọn núi lửa đã tắt lâu đời nhất ở Đông Phi.

Chân núi rộng 80 km và đỉnh cao hơn 3.000 m. Bầy voi thích ở trong các sườn núi thấp - nơi có một số hang động nhiều muối. Những hang động này khá đồ sộ, dài tới 150 mét, rộng 60 mét và cao khoảng 10 mét.

Voi vào hang núi lửa tìm muối để ăn
Không có gì lạ khi thấy những con voi nuốt đất và liếm đá có hàm lượng natri cao.

Bầy voi dùng ngà phá vỡ các mảnh của vách hang, sau đó chúng nhai và nuốt mảnh vụn, để lại nhiều vết xước dài trên khắp vách hang động. Những con voi mất vài tiếng đục đá và ăn một lượng lớn muối mỗi lần, vì vài tuần sau đó chúng mới quay trở lại.

Một con voi đực nhỏ tại công viên Quốc gia Aberdare ở Kenya ăn khoảng 14 đến 20 kg đất mặn trong 45 phút. Từ việc quan sát một con voi non đang ăn đá trong hang Kitum ở núi Elgon, các nhà nghiên cứu ước tính rằng trung bình một con voi khai quật khoảng hai lít khối đá từ hang.

Voi vào hang núi lửa tìm muối để ăn
Bầy voi dùng ngà phá vỡ các mảnh của vách hang, sau đó chúng nhai và nuốt mảnh vụn, để lại nhiều vết xước dài trên khắp vách hang động.

Ngoài voi, các động vật khác như sơn dương có vằn và trâu cũng ăn muối trong hang. Một số loài săn mồi như báo và linh cẩu lợi dụng cơ hội này, chúng ẩn nấp trong hang tối, tấn công voi, trâu và sơn dương. Điều tồi tệ nhất đã xảy ra trong những năm 1980 khi những kẻ săn động vật phát hiện ra mánh khóe này. Họ trốn gần lối vào các hang động và phục kích lũ voi khi chúng đến gần.

Từ hơn 1.200 con, số lượng voi trên núi Elgon đã giảm xuống dưới một trăm con. Việc săn trộm đã làm thay đổi hoàn toàn thói quen của bầy voi, chúng hoạt động bí mật hơn và bắt đầu tránh những hang động nổi tiếng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những động vật cách ly đồng loại mắc bệnh truyền nhiễm

Những động vật cách ly đồng loại mắc bệnh truyền nhiễm

Ong mật, tinh tinh, ếch trâu Mỹ hay tôm hùm gai Caribe thường chủ động tránh xa đồng loài nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm.

Đăng ngày: 28/03/2020
Động vật cái sống lâu hơn đực trung bình 18,6%

Động vật cái sống lâu hơn đực trung bình 18,6%

Không chỉ ở quần thể người (phụ nữ sống lâu hơn nam giới), các nhà khoa học phát hiện các động vật có vú khác cũng có tuổi thọ cao hơn con đực.

Đăng ngày: 26/03/2020
Loài chuột sống trên đỉnh núi lửa cao gần 7000m

Loài chuột sống trên đỉnh núi lửa cao gần 7000m

Các chuyên gia phát hiện động vật có vú sống ở độ cao lớn nhất thế giới, nơi cây không thể mọc và mức nhiệt xuống đến -65 độ C.

Đăng ngày: 26/03/2020
Vì sao loài xâm lấn lại nguy hiểm?

Vì sao loài xâm lấn lại nguy hiểm?

Hầu hết các hệ sinh thái trên thế giới là kết quả của hàng thiên niên kỷ tiến hóa của các loài sinh vật, thích nghi với môi trường cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng.

Đăng ngày: 24/03/2020
Lần đầu tiên phát hiện cóc giao phối khác loài

Lần đầu tiên phát hiện cóc giao phối khác loài

Cóc cái có thể chủ động giao phối với cóc đực thuộc loài khác nếu điều đó mang lại cơ hội thích nghi tốt hơn, nghiên cứu mới cho biết.

Đăng ngày: 23/03/2020
Dơi quỷ

Dơi quỷ "hôn" đồng loại để truyền máu

Khi kết bạn, dơi quỷ sẽ chải lông và chia sẻ thức ăn là máu hút được từ sinh vật khác qua đường miệng.

Đăng ngày: 23/03/2020
Yếu tố nào giúp cá sấu sống sót qua sự kiện tuyệt chủng?

Yếu tố nào giúp cá sấu sống sót qua sự kiện tuyệt chủng?

Cá sấu đã tồn tại gần 100 triệu năm, nhờ những đặc điểm sinh học và kỹ năng đặc biệt giúp chúng thích nghi với biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 22/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News