Vòng xuyến: Điều bình thường với chúng ta nhưng vì sao người Mỹ lại ghét cay ghét đắng?

Tuy là nơi đầu tiên xây dựng vòng xuyến, nhưng dường như nước Mỹ lại không hề thích biện pháp điều tiết giao thông này.

Đối với chúng ta, cụm từ vòng xuyến hay bùng binh có lẽ không còn xa lạ, nhất là với số đông những người tham gia giao thông. Đây được xem là một cách phân luồng giao thông phổ biến trên khắp thế giới. Tuy nhiên, hình thức tham gia giao thông này có vẻ khá xa lạ đối với một nước phát triển như Mỹ.

Vòng xuyến là gì?

Theo đó, vòng xuyến là vòng tròn nằm ở giữa các ngả đường giao nhau để làm mốc cho xe cộ lưu thông. Khi đi vào vòng xuyến, người lái xe phải cho xe chạy theo chiều ngược kim đồng hồ (với các nước đi xe bên phải) và theo chiều kim đồng hồ (với các nước đi xe bên trái), theo chiều mũi tên chỉ dẫn, cho đến khi tách khỏi vòng tròn rẽ sang đường nhánh nào đó.


Vòng xuyến điển hình ở nước lái xe bên trái.

Lịch sử của vòng xuyến

Theo thông tin trên trang web Cơ quan quản lý cao tốc liên bang Hoa Kỳ (FHWA), người ta cho rằng vòng xuyến được phát minh bởi một kiến trúc sư người Pháp tên Eugene Henard vào năm 1877. Tuy nhiên, đây mới chỉ là ý tưởng ban đầu vì theo ghi chép, tất cả các công trình liên quan đến vòng xoay của ông đều được thực hiện sau năm 1900.

Vòng xuyến kiểu cũ đầu tiên được hiện thực hoá vào năm 1905 tại quận Manhattan của thành phố New York, mang tên Columbus Circle. Chỉ sau đó 2 năm, vòng xuyến cũng bắt đầu được xây dựng tại Anh và Pháp, với số lượng thậm chí còn nhiều hơn nước đầu tiên là Mỹ. Tuy nhiên, hình thức điều phối giao thông này đã nhanh chóng gặp phải những bất cập về tốc độ lưu thông, khiến tình trạng giao thông trở nên hỗn loạn, tỷ lệ tai nạn tăng cao. Thời kỳ của vòng xuyến kiểu cũ bước vào giai đoạn khủng hoảng.


Vòng xuyến Columbus tại quận Manhattan của thành phố New York.

Kỷ nguyên của vòng xuyến hiện đại bắt đầu tại Vương quốc Anh vào năm 1956, với việc xây dựng bùng binh “nhường chỗ" đầu tiên. Quy tắc “nhường chỗ" này yêu cầu người tham gia giao thông khi sắp vào vòng xuyến phải nhường đường cho những phương tiện đang ở bên trong. Nhờ đó, công suất hoạt động của vòng xuyến tại Anh tăng 10%, trong khi tỷ lệ tai nạn giảm 40%.


Vòng xuyến được ứng dụng ngày càng nhiều trong việc điều tiết giao thông.

Quy tắc di chuyển theo vòng xuyến hiện nay ở các nước lái xe bên phải được minh họa như ảnh trên. Tất cả các phương tiện khi tham gia đều phải đi theo chiều ngược kim đồng hồ. Theo đó, những người muốn quay đầu cần phải đi theo hướng mũi tên màu xanh đậm, những người muốn rẽ trái cần đi theo hướng mũi tên màu đỏ, mũi tên màu xanh nhạt chỉ hướng đi thẳng và mũi tên màu vàng ngoài cùng dành cho những phương tiện muốn rẽ phải.

Từ đó đến nay, vòng xuyến được ứng dụng ngày càng nhiều trong việc điều tiết giao thông ở nhiều thành phố lớn trên khắp thế giới. Tuy nhiên, mãi đến tận những năm 1990, vòng xuyến mới bắt đầu phổ biến ở Mỹ, nhưng số lượng vẫn ít hơn rất nhiều so với các quốc gia khác như Anh, Pháp, Đức,...

Tại sao người Mỹ lại “ghét" vòng xuyến?

Sự ác cảm của người Mỹ đối với các “vòng tròn giao thông" này bắt nguồn từ sự ra đời của vòng xuyến kiểu cũ vào năm 1905. Thay vì tuân theo quy tắc “nhường chỗ” như hiện nay, những vòng xuyến cũ tại Mỹ lại ưu tiên những người chuẩn bị tham gia vòng xuyến hơn là những người đang lưu thông trong vòng xuyến.

Chính điều này đã dẫn đến nhiều cuộc va chạm ở tốc độ cao, khiến cho chính quyền phải loại bỏ hình thức này và thay thế bằng các giao lộ thẳng được điều tiết bằng đèn tín hiệu.

Tuy về sau quy tắc vòng xuyến hiện đại đã được hình thành, nhưng dường như những ấn tượng xấu của loại hình cũ vẫn còn ám ảnh người Mỹ, chính vì thế mà dù rất phổ biến ở một số nước Châu Âu, nhưng số lượng vòng xuyến ở Mỹ vẫn rất khiêm tốn.


Người Mỹ khá kỳ thị và né tránh các giao lộ có vòng xuyến.

Ngoài ra, còn có một nguyên nhân được cho là dẫn đến việc không có nhiều vòng xuyến xuất hiện ở Mỹ, đó là do sự thiếu ý thức hợp tác với những người tham gia giao thông khác. Theo nhà báo người Anh Stephen Beard, “Vòng xuyến phổ biến ở Anh vì nó phù hợp với những đức tính thỏa hiệp và hợp tác của người Anh. Và văn hóa đối đầu, nóng nảy của người Mỹ có thể giải thích tại sao hình thức giao thông này lại không được ưa thích tại đây ”.

Nói cách khác, người Mỹ khá thụ động trong việc đưa ra quyết định khi tham gia giao thông. Việc sử dụng vòng xuyến yêu cầu người tham gia giao thông phải chủ động đưa ra tín hiệu để cảnh báo các xe khác thay vì dựa vào tín hiệu của bên thứ ba như cảnh sát giao thông hay đèn tín hiệu.

Thậm chí, có nhiều bang thuộc nước Mỹ còn không đưa cách di chuyển theo vòng xuyến vào chương trình đào tạo lái xe của mình, khiến cho nhiều tài xế phải bối rối khi gặp các giao lộ có vòng xuyến.

Vậy ưu điểm của vòng xuyến có đáng để người Mỹ cân nhắc loại hình điều tiết này?

Theo dữ liệu từ Viện Bảo hiểm an toàn đường cao tốc Hoa Kỳ, vòng xuyến làm giảm 75% số vụ tai nạn thương tích tại các giao lộ, nơi trước đây các biển báo hoặc tín hiệu dừng được sử dụng để điều khiển giao thông.

Bộ Giao thông Vận tải Tiểu bang Washington đã chỉ ra một số lý do khiến vòng xuyến ưu việt hơn so với biển báo hoặc đèn tín hiệu, trong đó bao gồm: việc di chuyển theo hình tròn giúp tránh các vụ va chạm trực diện, ngoài ra việc tham gia vòng xuyến đòi hỏi người lái phải giảm tốc độ, đồng thời họ sẽ không thể cố tăng tốc để vượt qua như đường thẳng.


Vòng xuyến kết hợp với cầu vượt.

Trái ngược với những phản ứng tiêu cực từ người Mỹ, người Anh lại khá tự hào về những giao lộ có sử dụng vòng xuyến của nước mình. Thậm chí họ còn có cả một hội có tên là “The U.K. Roundabout Appreciation Society” (tạm dịch Hiệp hội đánh giá cao vòng xuyến của Vương quốc Anh). Theo họ, vòng xuyến không chỉ giúp việc lưu thông dễ dàng hơn mà còn tô điểm cho vẻ đẹp của các con đường.

Những ưu điểm trên cho thấy, có lẽ đã đến lúc người Mỹ cần phải sử dụng nhiều vòng xuyến hơn cho hệ thống đường giao thông của mình.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Chưa có câu trả lời chính xác tại sao mèo thường làm động tác như nhào bột trên các bề mặt mềm mại, nhưng có thể điều này xuất phát từ bản năng, có thể chúng đang đánh dấu lãnh thổ, đang tạo ra một nơi thoải mái để ngủ, hoặc cũng có thể đang thể hiện tình cảm.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Tokyo phát hiện một protein giúp gấu nước sống sót qua nhiều năm trong môi trường không có nước.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Người dân Mỹ đang khổ sở chỉ vì quả cà chua, tại sao lại như vậy?

Người dân Mỹ đang khổ sở chỉ vì quả cà chua, tại sao lại như vậy?

Nước Mỹ có khả năng phải đứng trước một cuộc khủng hoảng liên quan đến các sản phẩm làm từ cà chua.

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News