Voọc mũi hếch tập trung lớn ở Hà Giang

Khoảng 113 con voọc mũi hếch tại một khu bảo tồn loài sinh cảnh ở Hà Giang, đây là số lượng lớn nhất từ trước đến nay được giới bảo tồn ghi nhận.

Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Khau Ca cho biết có khoảng 108 đến 113 con được ghi nhận ở khu vực này, trước đây chỉ có khoảng 90 con.

Khảo sát được thực hiện bởi anh Nguyễn Vân Trường, cán bộ của Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) thực hiện với sự hỗ trợ của nhóm bảo tồn cộng đồng tại địa bản và nhóm hỗ trợ nghiên cứu của Trường Đại học Colorado, Boulder.


Những con voọc ở Khu bảo tồn và sinh cảnh Khau Ca, Hà Giang. (Ảnh: FFI)

Vooc mũi hếch chỉ xuất hiện ở một số cánh rừng biệt lập ở miền bắc Việt Nam. Số lượng loài này trên thế giới chỉ khoảng 200-250 con và đang có nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắn và mất môi trường sống dù chúng được pháp luật bảo vệ. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Khau Ca hiện có quần thể loài này lớn nhất - khoảng một nửa số lượng loài trên thế giới.

Ông Hoàng Văn Tuệ, trưởng nhóm bảo tồn của Chi cục kiểm lâm Hà Giang cho biết ban quản lý rất vui khi nhận thông tin trên. Còn tiến sĩ Benjamin Rawson, quản lý Chương trình linh trưởng vùng Đông Nam Á, Mianma và Trung Quốc của FFI chúc mừng các cán bộ tham gia khảo sát. "Tính đến nay, đây là một trong số ít các loài nguy cấp ở Việt Nam có dấu hiệu phục hồi. Điều này cho thấy với sự cam kết của giới chức địa phương và sự tham gia của cộng đồng, tình trạng suy giảm quần thể động vật hoang dã có thể được phục hồi", tiến sĩ Benjamin Rawson nói.

Theo ông Jake Brunner của Liên minh bảo tồn quốc tế (IUCN), thông tin trên cho thấy tầm quan trọng của Khau Ca khi nơi đây có khoảng một nửa số lượng voọc mũi hếch trên thế giới. "Bước tiếp theo, tỉnh Hà Giang nên đầu tư thêm nguồn lực tài chính để việc bảo vệ quần thể này được bền vững", Jaka Brunner nói.

FFI cũng cam kết sẽ hỗ trợ để bảo tồn loài voọc trên.

Voọc mũi hếch có tên khoa học là Rhinopithecus avunculus. Chúng có bộ lông mầu nâu đen. Lông trên đầu và quanh mặt trắng nhạt. Chúng không có mào lông trên đỉnh đầu. Vùng ngực, bụng, mặt trong chi trước và chi sau có mầu trắng mờ. Mảng lông trắng này kéo chùm ra phía bên ngoài khuỷu tay. Đuôi dài hơn thân, lông xù. Voọc con mới đẻ lông mầu vàng nhạt, khi lớn chuyển màu như voọc trưởng thành.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 10/02/2025
Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Đăng ngày: 05/02/2025
Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất

Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Đăng ngày: 04/02/2025
Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Đăng ngày: 03/02/2025
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Đăng ngày: 03/02/2025
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 28/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News