Vụ trộm mộ tàn ác khét tiếng nhưng bọn trộm lại bỏ lỡ thứ quý giá vô cùng
Gia Luật Vũ (890-941), tên khai sinh là Ngột Lí (Wuli), thuộc tộc người Khiết Đan. Ông là một trong các hoàng tử của triều đại nhà Liêu, và là anh em họ của Gia Luật A Bảo (Yelu Abao) – người khai lập ra nhà Liêu.
Khi còn trẻ, Gia Luật Vũ đã theo Gia Luật A Bảo chinh chiến trung nguyên. Sau khi tộc Khiết Đan chinh phục được Bột Hải, Gia Luật Vũ được phong vương nước Đông Đan – một chư hầu của Đại Liêu.
Sau khi mất, vào thời điểm đó, ngôi mộ của Gia Luật Vũ thoát khỏi tầm mắt của tộc Nữ Chân. Nhưng theo quy luật của lịch sử, mộ của ông lại không thoát khỏi tầm ngắm của giới đạo mộ sau này. Năm 1992, những kẻ trộm mộ đã mở cửa lăng mộ của Gia Luật Vũ.
Gia Luật Vũ được chôn cất tại ngôi làng khá hẻo lánh ở thành phố Xích Phong, Nội Mông Cổ. Phía đông bắc của ngôi làng là một dãy núi. Những ngọn núi ở đây trùng trùng điệp điệp xen kẽ với những khe suối, nhìn từ xa trông như những vết nứt. Bởi vậy người ta còn gọi dãy núi này là Liệt Phùng Sơn. Mộ của ông ba mặt giáp núi, hình dung giống như một cái xẻng hót rác.
Cửa lăng mộ của Gia Luật Vũ.
Ban đầu, có hai cánh cửa bằng đá với chiều cao hơn đầu người trước cửa lăng mộ. Nhưng sau đó 1 cánh cửa đã bị những kẻ trộm mộ dỡ xuống và dùng làm thang để hoạt động, mặt trên thang do bị dẫm quá nhiều nên không còn lại dấu tích hoa văn gì. Chiếc cửa đá còn lại gần như không bị hư hại nhiều, vẫn còn nhìn rõ được hình vẽ một vị thần giữ cửa với kích cỡ như người thật, trên tay cầm kiếm bọc thép, khuôn mặt trang nghiêm với bộ râu quai nón toát ra vẻ uy nghiêm!
Khi ngôi mộ được khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng có một cái hang có kích thước bằng bể nước, cho thấy ngôi mộ đã bị cướp! Tại hiện trường có rất nhiều những mảnh lụa rách, những mảng vỡ của quan tài và cả xương người trần trụi, đã nói lên sự tham lam và tàn ác của những kẻ cướp mộ.
Các nhà khảo cổ trong quá trình thu dọn tàn tích, đã phát hiện thấy quần áo được mặc trên mình chủ mộ đã bị xé rách, cho thấy những kẻ trộm đã mong đợi tìm thấy những món đồ quý báu trong mộ.
Các bảo vật bằng vàng được tìm thấy
Mặc dù vậy, các nhà khảo cổ vẫn quyết định đào sâu hơn, và điều khiến họ ngạc nhiên ngày càng nhiều. Hóa ra, những kẻ cướp mộ chỉ phá hủy một phần nhỏ của khoang bên ngoài. Ngôi mộ này cách bề mặt đất 10,2 mét, dài 32,5 mét và có vô số di vật văn hóa cấp quốc gia bên trong bằng vàng, bạc, đồng, sắt, mã não hổ phách, kiếm, súng, cũng như rất nhiều đồ trang sức bằng vàng và nhiều di tích văn hóa được khai quật, được gọi là "mười khám phá khảo cổ hàng đầu" của đất nước!
Bình đựng rác cổ (cao 13,8 cm).
Bình men nâu giả da, cổ vật cấp 1 quốc gia.
Chỉ 45 ngày sau, vụ cướp ngôi mộ đã được truy ra tung tích. Điều đáng ngạc nhiên là những kẻ cướp ngôi mộ chỉ thu được một số ít các đồ trang sức bằng vàng, cũng như các món đồ giả đồ dùng hàng ngày không có giá trị như bình đựng nước hay bình đựng thực phẩm. Chúng không hề biết rằng khu mộ thực chất còn có mộ trống bên trong, chứa các báu vật cổ đại.
Các nhà khảo cổ cho rằng đây là một vụ đạo mộ nực cười nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, điều đáng tiếc nhất là quan tài của Gia Luật Vũ đã bị phá hoại, nhiều đồ vật cùng vô số vải vóc lụa là cũng bị hủy hoại, khiến quốc gia mất đi nhiều thông tin lịch sử quý giá. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng thu lại được khá nhiều cổ vật có giá trị văn hóa lớn, có thể được coi là bảo vật cấp quốc gia.
- Vì sao phi tần tuẫn táng cùng Tần Thủy Hoàng đều không khép chân sau khi bị chôn sống?
- Thi hài tân nương 5 tuổi trong mộ cổ hé lộ giai đoạn lịch sử đầy thương tâm của Trung Quốc cổ đại
- Tục tuẫn táng: Phi tần bị ép uống thuốc độc, đổ thủy ngân vào người và nhiều phương pháp man rợ trước khi bị chôn sống cùng vua
- Bí ẩn về thi hài nữ mặc long bào với những vết máu kỳ lạ trên đùi đến nay vẫn chưa có lời giải đáp