Vũ trụ có thể biến mất vì "hạt của Chúa"
Hạt Higgs, loại hạt hạ nguyên tử mà giới vật lý đang săn lùng, có thể khiến vũ trụ diệt vong sau vài tỷ năm nữa.
Vào tháng 7 năm ngoái, các nhà vật lý của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) thông báo họ đã tìm được một loại hạt có đặc tính giống hạt Higgs, loại hạt tạo ra khối lượng cho vật chất trong vũ trụ, nhờ cỗ máy gia tốc hạt lớn (LHC). Họ vẫn tiếp tục thu thập thêm dữ liệu để chứng minh hạt mới chính là hạt Higgs.
Hình mô phỏng quá trình tìm kiếm hạt Higgs bằng cách cho các luồng
hạt proton va chạm trực diện với tốc độ cực lớn trong máy gia tốc.
Việc chứng minh loại hạt mới là hạt Higgs chẳng những giúp giới khoa học tìm ra cách giải thích khối lượng của vật chất, mà còn cho phép họ đưa ra những tính toán mới về vũ trụ. Chẳng hạn, khối lượng của hạt mới tương đương khoảng 126 lần khối lượng hạt proton - một con số vừa đủ để gây nên trạng thái bất ổn trong vũ trụ.
Trong hội nghị thường niên của Hiệp hội Khoa học Cao cấp Mỹ vào ngày 18/2, ông Joseph Lykken, một nhà vật lý lý thuyết của Phòng thí nghiệm Máy gia tốc quốc gia Fermi (Fermilab) tại Mỹ, tuyên bố rằng hạt Higgs là điềm báo xấu về số phận của vũ trụ, Livescience đưa tin.
"Theo tính toán của chúng tôi, vũ trụ luôn ở trong trạng thái bất ổn. Do không ổn định nên sau vài tỷ năm nữa, vũ trụ sẽ diệt vong", Lykken nói.
Giới khoa học cho rằng hạt Higgs hiện diện ở mọi nơi. Vì thế nó tác động tới khoảng trống không-thời gian (gồm ba chiều không gian và một chiều thời gian) trong vũ trụ.
"Khối lượng hạt Higgs liên quan tới mức độ ổn định của khoảng trống ấy. Nếu khối lượng của hạt Higgs chỉ tăng hoặc giảm một chút, vũ trụ sẽ không diệt vong", Christopher Hill, một nhà vật lý lý thuyết của Fermilab, giải thích.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
