Vụ va chạm hố đen cách Trái đất 2,4 tỷ năm ánh sáng
Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện cặp hố đen chênh lệch khối lượng gần 4 lần va chạm và sáp nhập.
Ngày 12/4/2019, thiết bị dò sóng hấp dẫn bắt được tín hiệu của những gợn sóng không gian - thời gian sinh ra từ một vụ va chạm hố đen. Tuy nhiên, thay vì hai hố đen kích thước tương đương, đây là vụ va chạm chênh lệch với một hố đen có khối lượng gấp gần 4 lần đối phương. Các nhà khoa học làm việc tại Đài quan sát sóng hấp dẫn bằng giao thoa kế laser (LIGO) thông báo phát hiện mới trong buổi họp online của Hiệp hội Vật lý Mỹ (APS) hôm 18/4.
Minh họa cặp hố đen kích thước không tương xứng. (Ảnh: Space).
"Đây là một vụ va chạm đặc biệt. Chúng tôi không nghĩ nó sẽ có đặc điểm như vậy sau khi nghiên cứu 10 cặp hố đen đầu tiên", Maya Fishbach, chuyên gia tại Đại học Chicago, cho biết. 10 vụ va chạm hố đen này được ghi nhận trong hai đợt hoạt động đầu tiên của LIGO, diễn ra từ năm 2015-2017. Dù vụ va chạm lớn đến mức nào, hai hố đen luôn có kích thước tương đương. Tuy nhiên, trong đợt hoạt động thứ ba vào năm 2019, LIGO đã ghi nhận được vụ va chạm chênh lệch đáng chú ý.
"Chắc chắn chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu về sự đa dạng của các cặp hố đen ngoài kia. Tôi rất phấn khích khi mỗi ngày lại giải mã thêm một chút những bí ẩn của vũ trụ", Frank Ohme, nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Max Planck, chia sẻ.
Cặp hố đen chênh lệch cách Trái Đất 2,4 tỷ năm ánh sáng, Fishbach cho biết. Một hố đen có khối lượng gấp 8 lần Mặt Trời, hố đen còn lại gấp khoảng 30 lần.
Phát hiện mới giúp các nhà khoa học hiểu thêm về cách hố đen va chạm và sáp nhập. "Chúng ta đang dần hiểu được các cặp hố đen như vậy tồn tại và hiếm như thế nào, nhờ đó có thể suy luận về quá trình chúng hình thành", Giancarlo Cella, nhà nghiên cứu tại Viện Vật lý Hạt nhân Quốc gia Italy, cho biết.
Đợt hoạt động thứ ba của LIGO bị rút ngắn do Covid-19 nhưng cũng ghi nhận được 50 quan sát mới. Các nhà khoa học đang phân tích chúng nên có thể sẽ tìm ra thêm những vụ sáp nhập hố đen chênh lệch trong thời gian tới.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
