"Vùng chết" lan rộng trên vịnh Mexico

Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện khu vực được mệnh danh là “vùng chết” trên vịnh Mexico tăng thêm về diện tích.

"Vùng chết" trên vịnh Mexico đã mở rộng diện tích

Theo các nhà khoa học ở Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA), vùng chết trên vịnh Mexico đã mở rộng, với diện tích bao phủ hơn 10.400 km2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do những cơn mưa lớn ở miền trung nước Mỹ trong tháng 7.


Vùng chết trên vịnh Mexico đã mở rộng diện tích. (Ảnh: NOAA.)

Vùng chết là một khu vực với lượng oxy thấp hoặc không chứa oxy, có thể giết chết cá và động vật biển có vú nếu chúng lọt vào vùng nước thiếu dưỡng khí. 

Năm ngoái, diện tích vùng chết trên vịnh Mexico8.130 km2. Các phép đo mới nhất cho thấy vùng chết này lớn hơn mức trung bình và rộng hơn so với dự đoán hàng năm của NOAA.

Trong số hơn 550 vùng chết ở các hồ và đại dương trên toàn thế giới, vùng chết ở vịnh Mexico là khu vực thiếu oxy lớn thứ hai do con người gây ra. Nước gây ngạt thở ở đây là hậu quả từ sự phát triển mạnh của thực vật phù du gây cạn kiệt oxy. Chúng được thúc đẩy bởi lượng khí nitơ và photpho cao do các hoạt động nông nghiệp và xử lý rác trên dòng sông Mississippi gây ra.

Khi thực vật phù du chết và chìm xuống đáy, các vi khuẩn tiêu hóa chúng và hấp thụ nhiều oxy trong nước hơn. Thứ nước mất oxy này vẫn ở nguyên tại chỗ cho đến khi những cơn bão khuấy động các tầng nước và giúp bổ sung oxy cho vùng chết.

"Do các mô hình chủ yếu dựa vào lượng nitơ đến từ sông Mississippi trong tháng 5, những cơn mưa lớn trong tháng 6 và mức khí thải cao hơn của dòng sông trong tháng 7 có thể giúp lý giải việc gia tăng kích thước của vùng chết," UPI hôm qua dẫn lời Nancy Rabalais, giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu hàng hải Đại học Louisiana.

Cùng với nước mưa, gió, nhiệt độ và các dòng hải lưu cũng ảnh hưởng đến kích thước và sự dịch chuyển của vùng chết trên vịnh Mexico. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra tình trạng thiếu dưỡng khí ở khu vực này dẫn đến phá hủy môi trường sống, thay thế các loài và làm mất khả năng sinh sản của nhiều loại cá.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News