Vượt Trung Quốc, Ấn Độ trở thành quốc gia ô nhiễm nhất thế giới

Một nghiên cứu của Tổ chức môi trường phi chính phủ Greenpeace cho thấy Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia ô nhiễm nhất thế giới.

Theo đó, dựa vào hình ảnh vệ tinh của NASA, các nhà phân tích cho biết lượng bụi có hại cho hô hấp của con người đã giảm đáng kể tại Trung Quốc trong vài năm qua, trong khi chất lượng không khí ở Ấn Độ vẫn chưa được cải thiện.


Tình trạng ô nhiễm môi trường đã được cải thiện ở Trung Quốc. (Ảnh: AP).

Các hình ảnh vệ tinh cho thấy mức độ của các hạt vật chất PM2.5 có hại cho hô hấp đã giảm 17% ở Trung Quốc trong khoảng thời gian 2010-2015, ngược lại tăng 13% ở Ấn Độ.

Tại thủ đô Bắc Kinh, mức độ PM2 trung bình hàng năm là 81, trong khi thủ đô New Delhi của Ấn Độ là 128.

Theo Greenpeace, người dân Ấn Độ đã phải tiếp xúc với ô nhiễm không khí cao hơn nhiều so với Trung Quốc. Trong khi chất lượng không khí của Trung Quốc ngày càng được nâng cao, thì tình trạng ô nhiễm tại Ấn Độ ngày càng trở nên tồi tệ.

Mặc dù tình trạng ô nhiễm không khí tại Trung Quốc vẫn ở mức nguy hiểm cho sức khỏe con người, nước này đã có nhiều động thái tích cực nhằm giải quyết tình trạng trong những năm gần đây. Các nghiên cứu của Greenpeace đã đánh giá cao kế hoạch hành động quốc gia chống ô nhiễm môi trường của Trung Quốc được đưa ra vào năm 2013, trong đó bao gồm thắt chặt tiêu chuẩn khí thải đối với các nhà máy điện và nhà máy công nghiệp nặng.


Mức độ ô nhiễm các quốc gia năm 2005.


Mức độ ô nhiễm các quốc gia năm 2011.


Ảnh vệ tinh ghi lại mức độ ô nhiễm ở các quốc gia năm 2015. (Ảnh: Greenpeace).

Ngược lại tại Ấn Độ, người dân đang tỏ ra hết sức phẫn nộ trước tình trạng ô nhiễm báo động tại nước này. Trước đó, chính phủ Ấn Độ thậm chí đã ra quy định đi xe ngày chẵn-lẻ để giảm thiểu lượng khí thải thoát ra môi trường. Tuy nhiên những nỗ lực đó là chưa đủ.

Theo các chuyên gia, chính phủ Ấn Độ nên tăng cường giám sát hoạt động tại các nhà máy công nghiệp nặng nằm tập trung ở phía bắc đất nước, nơi ô nhiễm không khí đang diễn ra tồi tệ nhất.

Theo thống kê, hiện mới chỉ có 39 trạm giám sát nhà máy trực tuyến tại chỗ ở Ấn Độ, so với 1500 ở Trung Quốc, 770 ở Mỹ và 1000 ở các nước châu Âu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là một trong những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News