WHO công bố nghiên cứu biến thể virut cúm gia cầm H5N1

Sau nhiều tháng tranh cãi vì lo ngại về an ninh sinh học, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa quyết định cho phép công bố nghiên cứu gây nhiều tranh cãi về biến thể của virut cúm gia cầm H5N1 để đáp lại sự quan tâm của công chúng.

Virut gây bệnh chết người này vẫn là vấn đề lớn ở nhiều nước, từ Indonesia đến Ai Cập. Giờ đây, các nhà khoa học từ Mỹ và Hà Lan đã tạo ra những biến thể virut cúm gia cầm H5N1 có thể lây lan dễ dàng hơn từ người sang người.

Khi biến thể virut H5N1 lây lan từ người sang người, hơn 60% số người bị nhiễm sẽ tử vong. Như vậy, biến thể của virut này trở thành một trong những chủng cúm nguy hiểm nhất được phát hiện từ trước đến nay.

WHO công bố nghiên cứu biến thể virut cúm gia cầm H5N1
Khoảng 600 người đã bị nhiễm cúm gia cầm trên
khắp thế giới và một nửa trong số đó đã tử vong.

Theo bác sĩ Grahm Burgess thuộc Đại học James Cook, kết quả nghiên cứu trên vô cùng quan trọng để các nhà khoa học có thể phát triển vắcxin, các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán và thuốc chống virut có thể sử dụng trong trường hợp xảy ra đại dịch H5N1.

Nhưng các chuyên gia đã kêu gọi cần giữ bí mật chi tiết của công trình này. Các chuyên gia an ninh sinh học lo ngại biến thể của loại virut mà các nhà khoa học ở Hà Lan và Mỹ tạo ra có thể vượt khỏi phòng thí nghiệm, lan tràn vào cộng đồng hoặc rơi vào tay những kẻ xấu.

Virut H5N1 được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1997 tại Hong Kong và lây lan chủ yếu giữa gia cầm của nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, cho đến nay, loại virut này vẫn tồn tại trong hình thức khó có thể lây cho người.

Từ năm 2003, 600 người trên thế giới đã bị lây nhiễm loại virut này và khoảng một nửa trong số đó đã tử vong.

WHO công bố nghiên cứu trên giữa lúc dịch cúm gia cầm hoành hành trở lại ở nhiều nước châu Á.

Cúm gia cầm đã khiến 10 người chết tại Campuchia, Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam và Ai Cập kể từ tháng 12/2011.

Từ năm 2003 đến nay, Việt Nam có 121 ca cúm A/H5N1 được ghi nhận ở người, trong đó 61 ca tử vong, đứng thứ hai chỉ sau Indonesia.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News