WHO thảo luận, tìm tên mới cho bệnh đậu mùa khỉ

WHO hôm 12/8 cho biết họ đang tổ chức diễn đàn thảo luận đổi tên bệnh đậu mùa khỉ, sau khi xuất hiện ý kiến cho rằng tên này có thể mang hàm ý xúc phạm hoặc phân biệt chủng tộc.

Theo tuyên bố hôm 12/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết họ đã đổi tên 2 nhánh của virus bằng cách sử dụng chữ số La Mã, thay vì khu vực địa lý, để tránh mang tính kỳ thị, AP đưa tin.

Nhóm virus đậu mùa khỉ ở nhánh Congo Basin (Trung Phi) sẽ được gọi là Clade một hoặc I, còn nhóm ở khu vực Tây Phi được gọi là Clade hai hoặc II.

WHO thảo luận, tìm tên mới cho bệnh đậu mùa khỉ
Vaccine Jynneos ngừa bệnh đậu mùa khỉ ở San Francisco, Mỹ hôm 29/7. (Ảnh: AP).

WHO cho biết họ cũng mở diễn đàn để công chúng đề xuất tên mới cho bệnh đậu mùa khỉ, nhưng không nêu rõ khi nào tên mới sẽ được công bố, AP đưa tin.

Cơ quan Liên Hợp Quốc cho biết quyết định đổi tên được đưa ra sau cuộc họp của các nhà khoa học trong tuần này và phù hợp với thực tiễn khi đặt tên bệnh.

Họ cho rằng đổi tên là nhằm mục đích “tránh xúc phạm bất kỳ nhóm văn hóa, xã hội, quốc gia, khu vực, nghề nghiệp hoặc dân tộc nào và giảm thiểu mọi tác động tiêu cực đến thương mại, đi lại, du lịch hoặc phúc lợi động vật”.

Nhiều bệnh khác, bao gồm viêm não Nhật Bản, virus Marburg, cúm Tây Ban Nha và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) đã được đặt tên theo khu vực địa lý, nơi virus được xác định lần đầu tiên hoặc theo nguồn gốc virus. WHO chưa công khai đề nghị đổi tên những loại bệnh này.

Bệnh đậu mùa khỉ được đặt tên lần đầu tiên vào năm 1958.

Kể từ tháng 5 đến nay, thế giới đã ghi nhận hơn 31.000 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, phần lớn ca mắc ở ngoài châu Phi. Đậu mùa khỉ từng là dịch bệnh lưu hành ở các khu vực miền Trung và Tây Phi trong nhiều thập niên.

Hồi tháng 7 vừa qua, WHO tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Với nguồn cung cấp vaccine hạn chế trên toàn thế giới, các nhà chức trách đang chạy đua để ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ trước khi nó trở thành dịch bệnh mới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý do thật sự khiến thịt đỏ gây hại cho tim

Lý do thật sự khiến thịt đỏ gây hại cho tim

Một số hóa chất do vi khuẩn đường ruột tạo ra trong quá trình xử lý thịt đỏ có thể gây viêm và đông máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ.

Đăng ngày: 15/08/2022
Top 5 loại thực phẩm tồi tệ nhất với chứng ợ nóng

Top 5 loại thực phẩm tồi tệ nhất với chứng ợ nóng

Bạn bị đau rát ở ngực sau khi ăn, vào buổi tối muộn hoặc khi nằm xuống hoặc cúi xuống, rất có thể bạn đang gặp phải chứng ợ nóng.

Đăng ngày: 14/08/2022
Khi bất tỉnh nhân sự, con người có cảm giác đau nữa không?

Khi bất tỉnh nhân sự, con người có cảm giác đau nữa không?

Dữ liệu khoa học cho rằng khả năng những người có trạng thái ý thức tối thiểu, như khi bất tỉnh, vẫn có cảm giác bị đau nếu họ đang phải trải qua chấn thương nào đó.

Đăng ngày: 14/08/2022
Đại học Y khoa của Mỹ phát hiện: Trẻ ngủ không đủ 9 giờ mỗi đêm sẽ có ít chất xám hơn

Đại học Y khoa của Mỹ phát hiện: Trẻ ngủ không đủ 9 giờ mỗi đêm sẽ có ít chất xám hơn

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ, đặc biệt là chất xám.

Đăng ngày: 13/08/2022
Ký sinh trùng lây từ mèo giúp con người hấp dẫn hơn?

Ký sinh trùng lây từ mèo giúp con người hấp dẫn hơn?

Toxoplasma gondii là loại ký sinh trùng chủ yếu trong cơ thể mèo. Khi ký sinh trong cơ thể con người, chúng lại mang lại một tác động bất ngờ về mặt thể chất và sinh lý.

Đăng ngày: 13/08/2022
Phát hiện gene quan trọng trong chữa lành tổn thương tim

Phát hiện gene quan trọng trong chữa lành tổn thương tim

Các nhà nghiên cứu của Đại học Bologna (Ý), thành viên của nhóm nghiên cứu quốc tế, đã phát hiện một gene quan trọng trong việc chữa lành tổn thương tim sau cơn đau tim.

Đăng ngày: 13/08/2022
Những căn bệnh có thể lây truyền qua nụ hôn

Những căn bệnh có thể lây truyền qua nụ hôn

Trong khi nụ hôn mang lại sự ngọt ngào và hạnh phúc, nó cũng có thể trở thành tác nhân khiến bạn bị lây bệnh từ đối phương.

Đăng ngày: 12/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News