WHO xem xét đề xuất chuyển giao công nghệ vaccine cho Việt Nam

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đang xem xét đề nghị từ một đơn vị của Việt Nam về việc chuyển giao công nghệ vaccine mRNA.

Ông Kidong Park, đại diện WHO tại Việt Nam, cho biết hôm 12/5: "Nhà sản xuất vaccine tại Việt Nam bày tỏ mong muốn trở thành trung tâm chuyển giao công nghệ vaccine Covid-19 dựa trên công nghệ mRNA".

WHO hy vọng Việt Nam sẽ đăng ký "sản xuất quy mô lớn" vaccine mRNA.

"Nếu trở thành trung tâm chuyển giao công nghệ vaccine Covid-19, Việt Nam sẽ đóng góp cho nguồn cung trong nước cũng như khu vực", ông Park nói. WHO hiện nay đang tìm cách mở rộng năng lực và quy mô sản xuất vaccine tại các nước thu nhập thấp, trung bình nhằm kiểm soát đại dịch.

Đầu tháng này, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết một số quốc gia, trong đó có Nhật Bản, xác nhận "sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19 cho Việt Nam".

Ngày 8/5, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Chương trình nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine ngừa Covid-19, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu khẩn trương đàm phán mua trọn gói công nghệ mRNA, đồng thời tham gia vào cơ chế chia sẻ công nghệ chung của WHO.


Nhân viên y tế chuẩn bị một liều vaccine Pfizer tại trung tâm tiêm chủng ở Newcastle, Anh. (Ảnh: Reuters).

Hai loại vaccine mRNA được WHO phê duyệt khẩn cấp thuộc về Moderna và Pfizer. Thay vì dùng protein nCoV, loại vaccine này chỉ mang thông tin di truyền của virus vào cơ thể. Vật chủ sau đó tự sản xuất protein và đào tạo hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là không cần nuôi protein virus tinh khiết, giúp tiết kiệm hàng tháng, hàng năm chuẩn hóa và đẩy mạnh sản xuất. Vaccine đặc biệt phù hợp trong tình hình dịch bệnh leo thang nhanh chóng.

Bên cạnh đàm phán chuyển giao công nghệ, Việt Nam có hai đơn vị phát triển vaccine, theo công nghệ protein tái tổ hợp và công nghệ trứng gà có phôi. Trong đó, Nanocovax sắp thử nghiệm giai đoạn 3. Ở giai đoạn 2, toàn bộ 556 tình nguyện viên sinh miễn dịch tốt.

Hiện, Việt Nam chủ yếu sử dụng vaccine AstraZenceca, được phân phối thông qua cơ chế Covax. Ngày 16/5, Bộ Y tế sẽ nhận thêm 1,682 triệu liều vaccine và phân bổ cho tất cả địa phương để triển khai công tác tiêm phòng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 30/06/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News