WWF công bố nghiên cứu về bản đồ các con sông trên thế giới
Đập và các hồ chứa đã làm suy giảm đáng kể những lợi ích do các dòng sông khỏe mạnh mang tới cho con người và tự nhiên.
Nghiên cứu mới nhất về tình trạng kết nối của các con sông do 34 nhà khoa học đến từ Đại học McGill, WWF cùng các tổ chức nghiên cứu khác vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature (Thiên nhiên) ngày 9/5 cho thấy, trong số 246 con sông dài nhất trên thế giới chỉ còn 37% trong số này còn được chảy tự do.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên kết quả đánh giá tình trạng kết nối của các con sông trên thế giới với tổng chiều dài là 12 triệu km. Đây là đánh giá đầu tiên trên thế giới về vị trí và phạm vi các con sông còn được chảy tự do trên Trái đất.
Đập thủy điện Pak Beng xây dựng trên dòng Mekong. (Nguồn: Pak Beng Hydropower project).
Hiện chỉ còn 21 trong số 91 dòng sông trên thế giới, với chiều dài hơn 1.000km và chảy ra biển, vẫn giữ được kết nối trực tiếp từ đầu nguồn ra đại dương. Trong số này, có phần hạ lưu của sông Mekong gồm Nam Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam còn chảy tự do. Dòng Mekong, Irrawaddy và Salween đang bị đe doạ bởi các phát triển cơ sở hạ tầng trong đó ở thượng nguồn sông Mekong bị đe dọa bởi dự án đập Sambor khổng lồ và dự án đập Stung Treng nhỏ hơn nhưng không kém phần đáng lo ngại.
Đập và các hồ chứa nước là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sự ngắt kết nối của các dòng sông trên thế giới. Nghiên cứu ước tính hiện có khoảng hơn 60.000 con đập lớn trên thế giới với hơn 3.700 đập thuỷ điện đang được quy hoạch hoặc xây dựng. Chúng thường được quy hoạch và xây dựng ở cấp độ dự án riêng lẻ khiến cho việc đánh giá tác động thực tế trên toàn lưu vực hoặc khu vực trở nên khó khăn.
Ông Michele Thieme, Nhà khoa học Nước ngọt của WWF và đồng tác giả nghiên cứu nói cho biết, đây là bản đồ đầu tiên cho phép chúng ta ưu tiên và bảo vệ những dòng sông còn chảy tự do trên thế giới bởi chúng là nguồn sống cho các loài động vật hoang dã và con người. Các dòng sông cung cấp nhiều nguồn lợi đa dạng nhưng chúng thường bị định giá thấp và không được coi trọng. "Các nhà ra quyết định cần phải xem xét đến toàn bộ giá trị của các con sông khi quy hoạch cơ sở hạ tầng".
Các dòng sông khoẻ mạnh làm dồi dào nguồn cá, giúp cải thiện an ninh lương thực cho hàng triệu người, bồi đắp phù sa giúp các đồng bằng không bị chìm dưới mực nước biển, giảm thiểu tác động của lũ lụt và hạn hán, ngăn mất mát cơ sở hạ tầng và xói mòn, và hỗ trợ sự giàu có của đa dạng sinh học. Sự kết nối của các con sông, khi bị ngắt mạch, sẽ dẫn tới làm suy giảm hoặc thậm chí làm mất đi những giá trị hệ sinh thái thiết yếu này.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
