WWF: Địa Trung Hải sắp trở thành "biển nhựa"
Trong báo cáo kêu gọi các biện pháp làm sạch một trong những vùng biển ô nhiễm nhất thế giới, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới WWF ngày 8/6 cảnh báo Địa Trung Hải đang trở thành "biển của nhựa".
Theo WWF, Địa Trung Hải đã giữ mức kỷ lục về "hạt nhựa" - những mẩu nhựa nhỏ hơn 5mm. Dạng nhựa này có xu hướng ngày càng tăng trong chuỗi thực phẩm, gây đe dọa đến sức khỏe con người.
Báo cáo của WWF cho biết mật độ các hạt nhựa tại Địa Trung Hải cao gần gấp 4 lần so với các vùng biển khác trên thế giới.
Một người đàn ông hướng ra biển Địa Trung Hải từ quần đảo Kerkennah, Tunisia - (Ảnh: AFP).
Nguyên do là nhựa đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, trong khi tái chế chỉ chiếm 1/3 lượng rác thải tại châu Âu nói riêng.
Theo báo cáo, nhựa hiện diện 95% trong rác thải trôi nổi trên Địa Trung Hải và các bãi biển của nó. Hầu hết lượng rác này có xuất xứ từ Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha, cùng với Ý, Ai Cập và Pháp.
Để giải quyết vấn đề này, WWF kiến nghị cần có một thỏa thuận quốc tế để giảm bớt việc vứt rác thải nhựa cũng như giúp đỡ nhau dọn sạch nhựa trong đại dương.
Ngoài ra các quốc gia tại Địa Trung Hải nên tăng cường tái chế rác thải từ nhựa, cấm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần như túi hay chai nhựa...
Tự bản thân ngành công nghiệp nhựa cũng nên phát triển các sản phẩm tái chế làm từ nguyên vật liệu tái tạo được chứ không từ các hóa chất có nguồn gốc dầu mỏ.
WWF cho rằng cá nhân mỗi con người cũng cần có trách nhiệm trong việc đưa ra các lựa chọn thích hợp trong việc sử dụng các đồ dụng từ gỗ thay thế cho nhựa.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
