Xả ra cả đống rác vũ trụ, giờ con người lo nơm nớp

Trước khi có thể đặt chân lên những hành tinh mới và giải mã các bí ẩn của vũ trụ, con người sẽ phải tìm cách vượt qua bãi rác vũ trụ đang bay xung quanh Trái đất. Trớ trêu thay, chính chúng ta là người tạo ra đống rác đó.

Vụ bắn hạ vệ tinh bằng tên lửa của Ấn Độ hồi tháng trước lại một lần nữa làm nóng cuộc đua vào không gian và những nỗi lo về hệ lụy từ đó.

Việc Mỹ chỉ trích, thậm chí ngừng hợp tác với Ấn Độ trong một dự án không gian có người lái với lý do các mảnh vỡ từ vệ tinh bị bắn hạ có thể đe dọa tới Trạm không gian quốc tế (ISS) nên được hiểu từ góc nhìn của một quốc gia chiếm gần một nửa số vệ tinh đang hoạt động.

Xả ra cả đống rác vũ trụ, giờ con người lo nơm nớp
Con người đã tạo ra một bãi rác ngoài vũ trụ sau hàng chục năm bắt đầu tham vọng chinh phục không gian - (Ảnh chụp màn hình Shutter Stock).

"Rác vũ trụ" là gì?

Hiểu theo một cách đơn giản, đó là tất cả những gì do con người tạo ra đang trôi nổi xung quanh Trái đất một cách không kiểm soát và không thể thu hồi.

Khái niệm rác vũ trụ ban đầu chỉ dành cho những mảnh vỡ của các tàu không gian, vệ tinh. Qua thời gian, nó được mở rộng ra cho cả những thứ lớn hơn, chẳng hạn các vệ tinh không còn hoạt động, những bộ phận của tên lửa đẩy, đến những thứ nhỏ như khuy áo của phi hành gia.

Ít nhất 500 vụ va chạm giữa rác vũ trụ đã xảy ra kể từ năm 1957, thời điểm con người bắt đầu tham vọng chinh phục vũ trụ. Con số có thể còn nhiều hơn bởi những giới hạn về công nghệ giám sát buổi ban đầu.

Vụ va chạm đầu tiên giữa hai vật thể nhân tạo trong không gian chỉ tạo ra thêm một mảnh vỡ mới và được Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ghi nhận vào tháng 7-1996, khi một bộ phận thuộc tên lửa đẩy của châu Âu va chạm với một tàu vũ trụ Pháp.

Nhưng đến năm 2009, khi Iridium-33 - một vệ tinh viễn thông của Mỹ - va chạm với vệ tinh Cosmos-2251 đã ngừng hoạt động của Nga, nó tạo ra hơn 2.300 mảnh vỡ. Đó là lần đầu tiên người ta chứng kiến một vụ va chạm giữa một vệ tinh còn hoạt động và một vật thể đã được xem là rác vũ trụ.

Một nguồn khác tạo ra rác vũ trụ chính là sự tự phát nổ của các vệ tinh cũ. Chẳng hạn, trong năm 2015, vì lý do nguồn pin có vấn đề, hai vệ tinh quỹ đạo cao của Mỹ đã phát nổ, bắn ra hàng trăm mảnh vỡ. Những mảnh ở quỹ đạo càng cao, thời gian trôi nổi càng lâu.

Dữ liệu của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) cho thấy tính đến tháng 1/2019, có khoảng 22.300 mảnh rác vũ trụ thường xuyên được theo dõi bởi Mạng lưới giám sát không gian.

Con số này chỉ là phần nhỏ bởi theo ước tính của ESA, có hơn 34.000 mảnh rác có kích thước lớn hơn 10cm, 900.000 mảnh từ 1-10cm và hơn 128 triệu mảnh dưới 1cm đang trôi nổi trong quỹ đạo Trái đất.

Dù kích thước có thể chỉ bằng một hạt cơm mà chúng ta ăn hằng ngày, bản chất của chúng vẫn là rác.

Mối đe dọa từ bắn vệ tinh

Ý tưởng dọn rác vũ trụ đã bị đặt dấu chấm hỏi bởi sự thiếu tin tưởng chiến lược giữa các nước, bởi bất kỳ công nghệ gì được áp dụng với những mảnh vỡ vũ trụ đều có thể được sử dụng để chống lại các vệ tinh còn hoạt động, chẳng hạn công nghệ laser, nam châm hay cánh tay robot thu gom rác.

Không thường xuyên, nhưng các vụ thử tên lửa chống vệ tinh của các nước góp phần tạo thêm hàng nghìn mảnh vỡ. Năm 2007, Trung Quốc đã sử dụng một tên lửa để bắn hạ Phong Vân-1C, một vệ tinh thời tiết cũ của nước này.

Vụ bắn thử thành công nhưng tạo ra hơn 3.400 mảnh vỡ và rõ ràng con số này đã khiến các vụ bắn thử sau đó của Bắc Kinh được tiến hành trong bí mật vào các năm 2010, 2013 và 2014, theo tiết lộ của một quan chức ngoại giao Mỹ.

Để tránh bị chỉ trích hoặc kích hoạt một cuộc đua vũ trang vào thời điểm không cần thiết, các vụ bắn vệ tinh thường bị che giấu dưới nhiều danh nghĩa khác nhau. Chẳng hạn vào năm 2008, Mỹ đã bắn hạ một vệ tinh giám sát bằng tên lửa với lý do nó đang gặp trục trặc đến mức không thể kiểm soát và hành động này là cần thiết để tránh các nguy hiểm.

Vụ bắn hạ vệ tinh hôm 22-3 của Ấn Độ xảy ra ở quỹ đạo thấp, hệt như sự việc năm 2008, theo chuyên gia Peter Apps, đồng nghĩa các mảnh vỡ được tạo ra đều nằm ở tầm thấp hơn ISS và phần lớn các vệ tinh khác.

Tuy nhiên, vẫn có hơn chục mảnh văng cao hơn ISS mà theo lập luận của NASA là "đe dọa đến các hoạt động khác trong quỹ đạo này".

Các diễn biến gần đây khiến giới ngoại giao lo ngại, đặc biệt tại những nước phụ thuộc vào mạng lưới vệ tinh đang cảm thấy bị bỏ lại phía sau hoặc lo sợ bị ảnh hưởng bởi hành động của các nước khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghẹt thở chờ đợi tàu tư nhân đầu tiên của Trái đất đáp xuống Mặt trăng

Nghẹt thở chờ đợi tàu tư nhân đầu tiên của Trái đất đáp xuống Mặt trăng

Tàu vũ trụ Beresheet của Israel dự kiến sẽ đáp xuống bề mặt Mặt Trăng vào ngày 11/4. Nếu thành công đây sẽ là con tàu tư nhân đầu tiên trên thế giới ở lĩnh vực này.

Đăng ngày: 10/04/2019
Kính viễn vọng ở Hawaii đang săn lùng hành tinh bí ẩn lớn hơn Trái Đất

Kính viễn vọng ở Hawaii đang săn lùng hành tinh bí ẩn lớn hơn Trái Đất

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đang săn lùng hành tinh bí ẩn được đặt tên là “Hành tinh thứ 9” nằm ở rìa của hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 10/04/2019
Vệt sáng khiến dân Na Uy ngỡ phi thuyền ngoài hành tinh

Vệt sáng khiến dân Na Uy ngỡ phi thuyền ngoài hành tinh

Những vệt sáng rực rỡ có hình dáng kỳ lạ xuất hiện giữa trời đêm sau vụ phóng tên lửa của NASA gợi nhắc tới người ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 09/04/2019
Phi hành gia

Phi hành gia "lão thành" của NASA hội ngộ 50 năm sau sứ mệnh Mặt Trăng

Tám phi hành gia còn sống của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã gặp mặt tại thành phố New York, Mỹ, nhân dịp kỷ niệm 50 năm lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt Trăng.

Đăng ngày: 09/04/2019
Vi khuẩn và nấm tấn công trạm ISS, đe dọa phi hành gia

Vi khuẩn và nấm tấn công trạm ISS, đe dọa phi hành gia

Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đang bị bao vây bởi vi khuẩn và nấm, có thể gây dịch bệnh và thậm chí ăn mòn vỏ tàu không gian.

Đăng ngày: 09/04/2019
Tàu thăm dò Vũ trụ Nhật Bản 'đánh bom' tiểu hành tinh

Tàu thăm dò Vũ trụ Nhật Bản 'đánh bom' tiểu hành tinh

Cơ quan Thăm dò Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) nỗ lực kích hoạt thuốc nổ trên một tiểu hành tinh cách Trái đất khoảng 312 triệu km với hy vọng tạo ra một hố sâu và thu thập mẫu vật nhằm

Đăng ngày: 08/04/2019
Tàu thăm dò năng lượng của NASA đang tiến cực sát Mặt Trời

Tàu thăm dò năng lượng của NASA đang tiến cực sát Mặt Trời

Trong sứ mệnh lịch sử khám phá ngôi sao lửa, tàu vũ trụ Parker đã sẵn sàng tiếp cận với vùng nhiệt độ lên tới 1.300 độ C của Mặt Trời.

Đăng ngày: 07/04/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News