Xác cá nhà táng khổng lồ trôi dạt vào bờ biển Philippines khiến các chuyên gia lo ngại
Một con cá nhà táng đã chết dạt vào bờ biển ở Philippines. Đây là trường hợp mới nhất trong số cá voi chết hàng loạt khiến các chuyên gia lo ngại.
Hai ngư dân phát hiện xác con cá nhà táng này dài 18 m trên một bãi biển ở vùng Davao vào sáng sớm 21/5, Bộ Môi trường và Tài nguyên (DENR) Philippines cho biết. Chú cá voi này có "nhiều vết thương" và "rất có thể đã không còn sống" khi vào bờ, DENR cho biết thêm.
Người dân ra xem xác cá khổng lồ trôi dạt vào bãi biển.
Đây là con cá nhà táng chết thứ hai được tìm thấy ở Philippines trong năm nay và phát hiện này được đưa ra chỉ một ngày sau khi một con cái chưa thành niên dạt vào bờ biển ở Tel Aviv, Israel. Đầu tháng này, một con đực trưởng thành và một con non mới sinh được tìm thấy đã chết ở Florida Keys.
Sách đỏ về các loài bị đe dọa của IUCN liệt kê cá nhà táng là loài "dễ bị tổn thương" và có "nguy cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên". Tại Mỹ, chúng được liệt kê là có nguy cơ tuyệt chủng.
Các chuyên gia đang điều tra nguyên nhân cái chết của con cá voi được tìm thấy ở Davao này và quá trình mổ xác dự kiến sẽ mất ít nhất 36 giờ.
Đầu năm nay, một con cá nhà táng khác, dài khoảng 13 m, dạt vào bờ biển Mindanao, hòn đảo lớn thứ hai ở Philippines - khiến cư dân kinh ngạc và các nhà sinh vật biển Philippines bối rối cho biết, họ không thể xác định nguyên nhân tử vong mặc dù đã thu thập các mẫu mô và mổ bụng cá voi để tìm manh mối.
Năm con cá nhà táng khác được phát hiện đã chết ở các khu vực xung quanh Davao vào năm 2019. Một số đã ăn rác biển và vi nhựa độc hại.
Khám nghiệm tử thi một con cá voi con bị mất nước và được giải phóng cho thấy trong dạ dày của nó những mảnh dây nylon và cốc nhựa dùng một lần - thường được các nhà cung cấp thực phẩm địa phương sử dụng. Mặt khác, dạ dày và ruột của nó trống rỗng.
Tại Davao, giám đốc điều hành khu vực của DENR, Bagani Fidel A. Evasco đã ra lệnh cho khu vực này bị phong tỏa. Ông nói: “Xác thịt nên được xử lý ngay lập tức vì mùi của nó có thể độc hại và nguy hiểm cho cộng đồng".

"Cơn lốc" cá mập tranh nhau xâu xé xác cá voi lưng gù
Thước phim quay bằng drone cho thấy một đàn cá mập san hô tranh nhau xé xác cá voi lưng gù (Megaptera novaeangliae) trôi nổi dọc vùng ven biển Australia.

Cần thủ câu được cá lớn kỷ lục trong 30 năm
Ba cần thủ người Nam Phi hôm 19/5 bắt được một con cá cờ xanh khổng lồ dài tới 3,6 m ở ngoài khơi quần đảo Cape Verde.

Ghi được hình hải sâm trong suốt ở độ sâu 2.200m dưới biển
Phương tiện vận hành từ xa giúp các nhà khoa học phát hiện loài hải sâm mới có cơ thể trong suốt và đường ruột màu cam sáng độc đáo.

Không chỉ thông minh, cá heo còn biết "skincare" khiến các nhà khoa học bất ngờ
Cá heo vùng Biển Đỏ có tập tính cọ mình vào san hô để " skincare".

Cảnh quay cực hiếm về loài cá sống ở độ sâu kỷ lục 6.100m dưới đáy biển
Bẫy camera đã ghi hình một số loài cá sống thích nghi được ở độ sâu kỷ lục hơn 6.100m dưới đáy đại dương tại vùng biển ngoài khơi Australia.

Trong bảy loài cá mập tử thần, cá mập trắng lớn tấn công con người nhiều nhất
Cá mập là một trong những loài nguy hiểm nhất trên hành tinh của chúng ta, chúng còn được mệnh danh là sát thủ đại dương.
