Xác cá voi 19m mắc cạn có thể phát nổ

Các chuyên gia bỏ khám nghiệm xác cá voi vây sau khi nghe tiếng sôi sục phát ra từ ruột nó, hé lộ nguy cơ nổ tung nếu mổ bụng con vật.

Con cá voi vây (Balaenoptera physalus) dài 19m dạt vào Baile Uí Chuill Strand tại quận Kerry, Ireland hôm 9/7. Nguyên nhân cái chết chưa được làm rõ nhưng nhiều khả năng con cá voi khổng lồ đã chết khoảng 3 tuần trước khi dạt vào bờ, dựa vào mức độ phân hủy.

Xác cá voi 19m mắc cạn có thể phát nổ
Xác cá voi vây dài 19m ở Kerry hôm 9/7. (Ảnh: IWDG)

Nhóm chuyên gia đến từ Tổ chức Cá voi và Cá heo Ireland (IWDG) tới hiện trường để thu thập mẫu vật nhằm khám nghiệm, nhưng buộc phải dừng lại vì lo sợ cái xác có thể phát nổ. "Tôi lấy mỡ, tấm sừng hàm và da", Stephanie Levesque, cán bộ của IWDG, chia sẻ. "Tôi đang định lấy mẫu cơ thì nghe thấy âm thanh, như thể nó sẽ nổ tung ngay trước mặt tôi nếu tôi tiến vào sâu hơn".

Khi cá voi chết, ruột của chúng chứa đầy khí methane, khiến cái xác trương lên như quả bóng, trôi nổi trên mặt biển và dạt vào bờ. Ở nồng độ đủ cao, khi trộn lẫn với oxy trong không khí, khí methane có thể khiến cá voi phát nổ tức thì nếu áp suất tăng hoặc khi mổ xác con vật, dù điều này rất hiếm gặp.

Năm 2013, một nhà sinh vật học hải dương ở quần đảo Faroe may mắn chạy thoát sau khi một con cá nhà táng (Physeter macrocephalus) dạt vào bờ nổ tung trong lúc nhà khoa học mổ bụng nó. Năm 2019, một con cá voi phát nổ trên mặt biển ngoài khơi California.

Đôi khi, nhà chức trách động vật hoang dã cố ý kích nổ xác cá chứa đầy khí gas mắc cạn để ngăn chúng phân hủy chậm và phát ra mùi hôi thối. Ví dụ nổi tiếng nhất về trường hợp này là năm 1970, khi xác cá nhà táng dài 14 m mắc cạn ở Florence, Oregon, vỡ thành nhiều mảnh với nửa tấn thuốc nổ.

Thông thường, mỗi năm có khoảng 1 - 2 con cá voi vậy dạt vào Ireland. Có khoảng 100.000 con cá voi vây trên khắp thế giới, nhưng loài vật này vẫn dễ tổn thương do áp lực như biến đổi khí hậu, ô nhiễm nhựa và hoạt động săn bắt quá mức nhuyễn thể, thức ăn yêu thích của chúng, theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Hồi tháng 1/2022, gần 1.000 con cá voi vây được ghi hình khi ăn đám nhuyễn thể khổng lồ ở Nam Cực.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủ phạm tạo ra hàng loạt hình bát giác dưới đáy biển

Thủ phạm tạo ra hàng loạt hình bát giác dưới đáy biển

Những hình bát giác với đường kính 4 - 47 cm dưới đáy biển sâu nhiều khả năng là " tác phẩm" của bạch tuộc.

Đăng ngày: 17/07/2023
Sự thật về sinh vật gây hoảng loạn trên bãi biển Tây Ban Nha

Sự thật về sinh vật gây hoảng loạn trên bãi biển Tây Ban Nha

Một khoảnh khắc đầy kịch tính đã xuất hiện khi một chiếc vây nhô lên khỏi mặt biển, gây ra sự hoảng sợ cho những người đi nghỉ mát trên một bãi biển ở Tây Ban Nha.

Đăng ngày: 14/07/2023
Hàng trăm vụ cá voi sát thủ húc tàu: Sự trả thù hay chỉ là thú vui?

Hàng trăm vụ cá voi sát thủ húc tàu: Sự trả thù hay chỉ là thú vui?

Kể từ năm 2020, một đàn cá voi sát thủ ở eo biển Gibraltar đã húc tàu thuyền, ấn thân và đầu của chúng vào thân tàu và cắn, thậm chí cắn đứt bánh lái.

Đăng ngày: 14/07/2023
Nước biển trên thế giới đang đổi màu và biến đổi khí hậu có thể là

Nước biển trên thế giới đang đổi màu và biến đổi khí hậu có thể là "thủ phạm"

Các nhà khoa học cho biết họ đã phát hiện thay đổi trong màu sắc của hơn một nửa đại dương của thế giới.

Đăng ngày: 13/07/2023
Xác cá voi chìm 14 năm biến thành

Xác cá voi chìm 14 năm biến thành "ốc đảo" sự sống

Xác cá voi chìm sâu dưới Bắc Thái Bình Dương đang giúp giới khoa học hiểu thêm về quá trình xác động vật khiến hệ sinh thái phát triển mạnh.

Đăng ngày: 13/07/2023
“Sinh vật bí ẩn đến từ địa ngục” ở Tây Úc

“Sinh vật bí ẩn đến từ địa ngục” ở Tây Úc

Người dân thị trấn Laverton thuộc Tây Úc vừa phát hiện một sinh vật bí ẩn, trông đáng sợ “như bước ra từ phim kinh dị”.

Đăng ngày: 13/07/2023
Cá voi xám tiếp cận thuyền, nhờ người bắt rận trên đầu

Cá voi xám tiếp cận thuyền, nhờ người bắt rận trên đầu

Cá voi xám học cách tiếp cận thuyền chở du khách để nhờ con người bắt đám rận gây ngứa ngáy trên da.

Đăng ngày: 10/07/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News