Xác cá voi lưng gù phồng to như quả bóng ở đảo Malcolm
Các nhân viên cứu hộ tìm thấy xác cá voi lưng gù cái trương phình dạt vào bờ phía bắc đảo Malcolm tại British Columbia.
Con cá voi lưng gù cái ít tuổi có tên Spike không có vết thương ngoài rõ ràng và đội cứu hộ chưa thể xác định nguyên nhân cái chết của nó. Xác của Spike trương phình là điều hoàn toàn bình thường, theo Jackie Hildering, nhà nghiên cứu cá voi lưng gù kiêm giám đốc truyền thông ở Hiệp hội Giáo dục và Nghiên cứu Hải dương (MERS), tổ chức tham gia nhận dạng con cá voi. Điều này là kết quả từ khí gas tạo bởi quá trình phân hủy bên trong xác con vật. Cuối cùng, lượng khí này sẽ thoát ra theo đường nào đó và cái xác sẽ xẹp đi. Thông thường, quá trình xẹp đi diễn ra khi khí gas chậm rãi giải phóng qua những chỗ rách nhỏ trên da cá voi.
Xác cá voi Spike trên đảo Malcolm. (Ảnh: Samuel Salvati/MERS)
Trong một số dịp hiếm hoi, da cá voi không ngừng căng ra như quả bóng đầy hơi. Khí gas sẽ làm lớp da căng đến mức vỡ toác. Tai nạn như vậy từng được ghi nhận ở Đài Loan năm 2004 khi một con cá nhà táng nặng 60 tấn phát nổ trên đường phố đông đúc tại Đài Nam. Tuy nhiên, Spike dường như không có nguy cơ phát nổ. Bụng và cổ họng con cá voi đã xẹp bớt so với những bức ảnh trước đó. Khi khí gas thoát hết, xác nó có thể bắt đầu chìm xuống đáy đại dương.
"Chúng tôi cố định xác Spike trên bãi biển để tiến hành khám nghiệm nhằm xác định nguyên nhân cái chết. Tương tự khám nghiệm ở người, các chuyên gia sẽ xem xét xác và cơ quan nội tạng để tìm manh mối, bao gồm tình trạng cơ thể, bằng chứng vết thương, mẫu vật dạ dày và tìm hiểu dấu hiệu mắc bệnh, ký sinh trùng hoặc nhiều hội chứng khác", Hildering cho biết.
Rất khó tính toán có bao nhiêu con cá voi chết ở British Columbia mỗi năm bởi xác chúng thường chìm xuống biển. Đường ven biển của British Columbia dài đến mức ngay cả khi có cá voi dạt vào bờ, xác chúng có thể không được phát hiện sớm đủ để xác định nguyên nhân tử vong trước khi phân hủy. Kết quả từ nghiên cứu sơ bộ của MERSb và Cơ quan Ngư nghiệp và Đại dương Canada cho thấy khoảng một nửa cá voi lưng gù ngoài khơi British Columbia có dấu hiệu mắc lưới. Một số con cũng có sẹo do chân vịt tàu thủy gây ra.
Dù vậy, số lượng cá voi lưng gù đang tăng lên trong những thập kỷ gần đây, kéo theo nguy cơ đụng độ con người cũng tăng theo. "Cá voi lưng gù đang bị đe dọa bởi nguy cơ va chạm với tàu thuyền, mắc lưới đánh cá và nhiều mảnh vỡ trên biển khác, thay đổi trong nguồn thức ăn và tiếng ồn. Chúng không có sóng âm sinh học như cá voi có răng", Hildering nói.

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng
Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Hung thần biển cả: Đi tìm vụ cá mập tấn công con người lớn nhất từng được lịch sử ghi nhận!
Trong ấn tượng của nhiều người cá mập là một loài vô cùng nguy hiểm, và điều này cũng không sai, trong lịch sử đã từng ghi nhận vụ cá mật tấn công và cướp đi tính mạng của ít nhất 150 người.

Loài cá quen thuộc này đã đẩy "quái thú" Megalodon tới bờ tuyệt chủng
Bằng cách quan sát sự khác biệt về tỷ lệ kẽm giữa các quần thể Otodus (megalodon) và Carcharodon (cá mập trắng), các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân có thể đã khiến megalodon đến với tuyệt chủng.

Trong bảy loài cá mập tử thần, cá mập trắng lớn tấn công con người nhiều nhất
Cá mập là một trong những loài nguy hiểm nhất trên hành tinh của chúng ta, chúng còn được mệnh danh là sát thủ đại dương.
