Cá ngừ cọ lưng vào cá mập để thoát khỏi ký sinh trùng

Cá ngừ thường cọ xát vào cá mập thay vì đồng loại của chúng, do cấu tạo lỗ chân lông và da cá mập cung cấp bề mặt phù hợp để loại bỏ ký sinh trùng.


Cá ngừ vây vàng cọ vào cá mập xanh. (Ảnh: Chris Thompson)

Lỗ chân lông và da cá mập rất sạch và giống như giấy nhám, theo nhà nghiên cứu Chris Thompson ở Đại học Western Australia. Bằng cách cọ xát vào bề mặt cứng, cá ngừ có thể thoát khỏi ký sinh trùng gây đau đớn bám vào đầu, mắt và mang của chúng. Thompson và cộng sự công bố kết quả nghiên cứu hôm 19/10 trên tạp chí PLOS One.

Để nghiên cứu thêm về tương tác giữa cá mập và các loài cá khác nhau, Thompson và cộng sự triển khai camera dưới nước trôi nổi ở tổng cộng 36 khu vực khác nhau tại Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, mỗi camera ghi hình 2 - 3 giờ. Thông qua hơn 6.000 lần đặt camera, nhóm nghiên cứu quay phim 117.000 cá thể thuộc 261 loài. Hàng nghìn giờ quay hé lộ cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) chiếm 44% thời gian cọ xát. Cá mập xanh (Prionace glauca) là loài dễ bị cá ngừ cọ xát nhất với 58% thời gian.

Trong tất cả tương tác, cá ngừ cọ xát vào nửa thân sau của cá mập, thường là dọc theo đuôi. Cá mập bị cọ xát dường như không bận tâm. Thompson chia sẻ, ông rất bất ngờ trước mức độ bình thản của cá mập. Trong 17% số lần cọ xát, cá ngừ tiếp xúc với đồng loại của chúng. Những loài cá nhỏ hơn ít cọ xát vào cá mập hơn, nhiều khả năng do sợ bị ăn thịt.

Điều khiến nghiên cứu thực sự đáng chú ý là mức độ đa dạng của các quan sát và chất lượng video, theo Iain Barber ở Đại học Nottingham Trent tại Anh. Barber nhấn mạnh số lượng cá mập giảm trên khắp thế giới có thể ảnh hưởng tới nỗ lực loại bỏ ký sinh trùng nguy hiểm của các loài cá khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Cá sói -

Cá sói - "Quái vật biển sâu" thân thiện với con người

Cá sói (wolffish) sở hữu vẻ ngoài và khuôn mặt như những loài vật bước ra từ các bộ phim kinh dị, tuy nhiên điều mà ít ai ngờ tới lại là chúng vô cùng thân thiện với con người.

Đăng ngày: 22/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025

"Đội quân" hàng ngàn con cua xếp chồng nhau dưới biển

"Đội quân" lên đến hàng ngàn con cua nhện bản địa xuất hiện ở vùng nước nông ngoài khơi dọc theo bờ biển phía Nam của Úc.

Đăng ngày: 10/02/2025
Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Đăng ngày: 09/02/2025
Cực kỳ thông minh và đáng yêu, cá voi Beluga còn có một năng lực đặc biệt khiến con người phải rùng mình

Cực kỳ thông minh và đáng yêu, cá voi Beluga còn có một năng lực đặc biệt khiến con người phải rùng mình

Cá voi Beluga, còn được gọi là cá voi trắng, là một trong những loài cá voi nhỏ nhất thế giới động vật.

Đăng ngày: 09/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News