Xác định loại vật thể gieo sự sống ngoài hành tinh vào Trái đất
"Nhảy cóc" từ hành tinh này sang hành tinh khác, một loại vật thể kỳ quặc đã giúp Trái đất có sự sống từ hàng tỉ năm trước.
Một nghiên cứu mới từ Viện Thiên văn học Cambridge (Anh) không chỉ ủng hộ giả thuyết chúng ta và muôn loài có nguồn gốc ngoài hành tinh, mà còn xác định những "con tàu vũ trụ" chịu trách nhiệm cho điều đó.
Chúng là những sao chổi "nảy".
Ảnh đồ họa mô tả cách sao chổi "nảy" lao vào bầu khí quyển của một hành tinh, để lại hạt giống sự sống rồi lại nhảy cóc sang hành tinh khác - (Ảnh: NASA/JPL-Caltech).
Được mô tả trên tạp chí khoa học Proceedings of the Royal Society A, các sao chổi "nảy" này là loại di chuyển tương đối chậm, tốc độ khoảng dưới 15 km/giây.
Điều đó khiến chúng xâm nhập bầu khí quyển các hành tinh một cách an toàn, tránh kịch bản các "hạt giống sự sống" mang trên mình bị đốt cháy, hay thảm hại hơn là toàn bộ sao chổi bị đốt cháy do lực ma sát.
Tốc độ chậm này cũng giúp chúng sống còn để di chuyển từ hành tinh này sang hành tinh kia như một kiểu nhảy cóc. Và đó là cách chúng phân phối các phân tử tiền sinh học đến từng hành tinh.
Theo Live Science, trong các thập kỷ gần đây, các nhà khoa học đã chứng minh một số sao chổi và tiểu hành tinh chứa các phân tử tiền sinh học bao gồm axit amin, hydro xyanua và các vitamin.
Chúng không tự nhiên có mà đã lấy đi từ bầu khí quyển của một hành tinh nào đó khác hoặc đâu đó trong không gian giữa các vì sao. Xác suất "giao hàng" thành công khi chúng đi vào các hệ sao có nhiều hành tinh, nơi chúng nhảy cóc từ hành tinh này sang hành tinh khác.
Những phân tử tiền sinh học này nếu gặp được một hành tinh hay mặt trăng phù hợp, ví dụ như Trái đất sơ khai, sẽ bắt đầu tạo ra sự sống như cách một hạt cây được gió hay chim đưa đi nảy mầm trên một mảnh đất mới.
"Thật thú vị khi chúng tôi có thể bắt đầu xác định các loại hệ thống có thể sử dụng để thử nghiệm các kịch bản nguồn gốc khác nhau. Đây là khoảng thời gian thú vị khi có thể kết hợp những tiến bộ trong thiên văn học và hóa học để giải đáp những câu hỏi cơ bản nhất" - nhà thiên văn học Richard Anslow, đồng tác giả, cho biết.
Mặc dù đây có thể không phải là con đường duy nhất mà sự sống từ bên ngoài đã xâm nhập Trái đất và các thiên thể có sự sống khác, nhưng việc xác định được loại "phương tiện" đem nó đến sẽ là bước tiến lớn giúp thu hẹp phạm vi tìm kiếm.
Ví dụ, một hệ sao đa hành tinh như Hệ Mặt trời sẽ có khả năng cao nhận được các chuyến tàu sao chổi cùng kiểu.

Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối
Công nghệ cũ, giá thành đắt đỏ, không thể tái sử dụng làm tên lửa Hệ thống Phóng Không gian kém hấp dẫn so với các đối thủ tư nhân.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Bất ngờ phát hiện "Mặt trăng" hoàn toàn mới đang ẩn nấp trong Hệ Mặt trời
Vệ tinh tự nhiên nhỏ bé được tìm thấy quay quanh một tiểu hành tinh.

Đêm nay, người Nhật đứng trước khoảnh khắc lịch sử hạ cánh lên Mặt trăng
Nếu toàn bộ quá trình diễn ra thuận lợi, đây sẽ là cột mốc lịch sử đối với ngành hàng không vũ trụ Nhật Bản.

"Lỗ đen" giữa Trái đất: Tàu vũ trụ Nhật tung ảnh độc trước khi gặp nạn
Công ty vũ trụ tư nhân Nhật Bản vừa công bố một trong những di sản ngoạn mục của tàu vũ trụ Hakuto-R Mission 1, tàu thám hiểm bị cho là đã đâm vào Mặt trăng.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?
