Xác tàu gỗ chìm 700 năm dưới đáy hồ lớn nhất Na Uy
Nằm ở độ sâu khoảng 410m dưới hồ nước ngọt, phần gỗ của con tàu dài khoảng 10 m vẫn được bảo quản tốt.
Hình ảnh sonar từ phương tiện tự hành dưới nước cho thấy hình dạng khung gỗ của con tàu 700 tuổi. (Ảnh: FFI/NTNU)
Cơ sở Nghiên cứu Quốc phòng Na Uy (FFI) thông báo, phát hiện xác tàu 700 tuổi dưới đáy hồ Mjosa, hồ lớn nhất Na Uy với thể tích 56km3 nước, Smithsonian hôm 28/11 đưa tin. Hồ Mjosa thuộc một tuyến đường thương mại nhộn nhịp ít nhất từ thời Viking, nhưng giai đoạn 1940 - 1970, nơi này trở thành địa điểm vứt bỏ đạn dược thừa. Hiện tại, các nhà khoa học tiến hành lập bản đồ đáy hồ nhằm xác định vị trí đạn dược, đồng thời mong muốn tìm thấy những hiện vật cổ xưa hơn.
Sau khi phân tích hình ảnh sonar (kỹ thuật định vị dưới nước bằng sóng âm), các nhà khảo cổ cho rằng con tàu làm bằng gỗ, dài khoảng 10 m. Nó nằm ở độ sâu 410 m dưới nước. Dù các hình ảnh khá mờ, nhóm nghiên cứu vẫn có thể nhận ra đuôi tàu và ước tính con tàu được chế tạo sau những năm 1300. Trước đó, các xưởng đóng tàu chủ yếu sản xuất tàu Viking với hai đầu gần như giống hệt nhau. Sau những năm 1300, tàu thường có mũi và đuôi khác biệt.
Dựa trên hình ảnh sonar, nhóm nhà khảo cổ tin rằng những người chế tạo đã sử dụng một kỹ thuật của người Bắc Âu - xếp chồng các tấm ván của thân tàu - để khiến tàu nhẹ hơn. Các chuyên gia cũng cho rằng nó có một bánh lái trung tâm, trong khi bánh lái của tàu Viking thường nằm ở bên phải thân tàu. Con tàu có thể trang bị một cột buồm duy nhất với cánh buồm vuông, tương tự tàu Viking.
"Mjosa là hồ nước ngọt nên phần gỗ của xác tàu vẫn được bảo tồn. Kim loại có thể rỉ sét và con tàu có thể mất kết cấu, nhưng gỗ vẫn nguyên vẹn. Một con tàu tương tự như vậy sẽ không tồn tại quá vài thập kỷ nếu chìm ngoài bờ biển. Vì vậy, nếu muốn tìm tàu Viking đắm ở Na Uy thì Mjosa có lẽ là nơi tiềm năng nhất", Oyvind Odegard, nhà khảo cổ biển tại Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy, cho biết.
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể dùng camera để quan sát xác tàu rõ hơn do thời tiết xấu và tầm nhìn hạn chế. Họ hy vọng sẽ nghiên cứu kỹ hơn vào năm tới.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Cuộc giải cứu "bằng chứng văn minh nhân loại" nặng nửa tấn của các nhà khoa học tại cực Nam Lục địa đen
Bằng chứng về nền văn minh nhân loại với tuổi đời hàng vạn năm đã được "giải cứu" mới đây ở một bờ biển Nam Phi.

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi
Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.
