Xác ướp nữ quý tộc Ai Cập trong quan tài kín

Các nhà nghiên cứu khám phá cách người Ai Cập cổ đại đưa xác ướp nữ quý tộc vào quan tài dường như liền mảnh.

Bảo tàng Field ở Chicago là ngôi nhà của hơn chục xác ướp Ai Cập cổ đại nhưng một xác ướp đặc biệt trong số đó khiến các nhà nghiên cứu bối rối suốt nhiều năm. Giờ đây, bí ẩn về quá trình mai táng xác ướp mang tên quý bà Chenet-aa dường như đã được khám phá nhờ máy chụp cắt lớp vi tính, Popular Science hôm 29/10 đưa tin.

Xác ướp nữ quý tộc Ai Cập trong quan tài kín
Xác ướp quý bà Chenet-aa. (Ảnh: Bảo tàng Field).

Quý bà Chenet-aa sống cách đây 3.000 năm dưới Vương triều thứ 22 thuộc Thời kỳ chuyển tiếp thứ ba của Ai Cập. Không lâu sau khi bà chết, các chuyên gia mai táng chuẩn bị để đưa bà sang thế giới bên kia bằng cách tạo ra một hộp cartonnage, loại vật liệu giống giấy bồi, để chứa thi thể. Tuy nhiên, trường hợp của Chenet-aa không có bất kỳ dấu hiệu nào của đường nối rõ ràng, do đó những nhà Ai Cập học băn khoăn chính xác người ướp xác đặt bà vào bên trong hộp như thế nào.

"Quan tài cartonnage ở bên trong dường như liền một thể và trơn nhẵn mà không có bất kỳ đường nối bên ngoài nào (khác với quan tài bên ngoài làm từ gỗ). Nếu bạn nhìn hình dáng của hộp cartonnage, lỗ hở ở chân quá hẹp để vai của xác ướp có thể lọt qua", HP Brown, chuyên gia bảo tồn ở Bảo tàng Field, cho biết.

Chụp cắt lớp vi tính (CT) tạo ra hình ảnh 3D của vật thể bằng cách xếp chồng hàng nghìn bản scan X - quang lên nhau dựa trên kỹ thuật số. Trong 4 ngày, các nhà nghiên cứu vận chuyển 26 xác ướp (bao gồm Chenet-aa) tới một cỗ máy di động đậu ở bên ngoài Bảo tàng Field. Hình ảnh thu được giúp họ suy đoán người tham gia mai táng đặt Chenet-aa vào bên trong vỏ hộp dường như liền một mảnh bằng cách nào.

Theo Brown, "người cổ đại đã tạo vết rạch ở phía sau hộp cartonnage và làm mềm vật liệu bằng hơi ẩm để nó trở nên dẻo dai. Sau khi dựng đứng xác ướp và buộc vào một cây cột bằng dây thừng mỏng. Brown cho rằng họ đã hạ quan tài qua đầu Chenet-aa trước khi nối vết rạch lại bằng dây bện. Sau khi quan tài cartonnage trở nên chắc chắn, họ đổ thạch cao lên trên", Brown giải thích. Lớp sơn trên lớp cartonnage ngoài cùng được trang trí và đánh bóng khi xác ướp vẫn đặt ở tư thế thẳng đứng. Sau khi hoàn thiện, Chenet-aa đã sẵn sàng để chôn cất.

Ảnh chụp cắt lớp cung cấp nhiều chi tiết mới về sức khỏe của Chenet-aa trong những ngày cuối đời. Theo nhóm nghiên cứu, nữ quý tộc chết ở cuối tuổi 30 hoặc đầu tuổi 40, dù họ chưa thể xác định nguyên nhân cái chết của bà. Răng bà bị thiếu vài chiếc khi chết, trong khi số răng còn lại có dấu hiệu bị mài mòn. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân nằm ở chế độ ăn bao gồm hạt muối trong thức ăn quá thô đối với men răng.

Trong năm sau, các nhà nghiên cứu hy vọng có thể tiếp tục kiểm tra hàng nghìn ảnh chụp CT để tìm hiểu thêm về đời sống ở Ai Cập cổ đại.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thị trấn ở Ả Rập Saudi

Thị trấn ở Ả Rập Saudi "hiện hình" giữa ốc đảo sau 4.400 năm mất tích

Một thị trấn cổ đại mang tên al-Natah vừa được phát hiện sau hàng thiên niên kỷ ẩn mình giữa ốc đảo Khaybar ở Ả Rập Saudi.

Đăng ngày: 01/11/2024
Phát hiện sinh vật lạ hóa thành vàng sau 450 triệu năm

Phát hiện sinh vật lạ hóa thành vàng sau 450 triệu năm

Hóa thạch những sinh vật kỷ Ordovic kỳ lạ đã xuất hiện nguyên vẹn với từng tế bào bị thay thế bởi vàng, nhưng là "vàng của kẻ ngốc".

Đăng ngày: 01/11/2024
Tấm vải nghi là áo choàng tím huyền thoại của Alexander Đại đế

Tấm vải nghi là áo choàng tím huyền thoại của Alexander Đại đế

Tấm vải cotton màu tím và trắng được phát hiện trong lăng mộ hoàng gia nửa thế kỷ trước có thể chính là áo choàng của Alexander Đại đế.

Đăng ngày: 01/11/2024
Argentina phát hiện hóa thạch nòng nọc khủng long lâu đời nhất thế giới

Argentina phát hiện hóa thạch nòng nọc khủng long lâu đời nhất thế giới

Dựa trên phân tích phát sinh gene của ấu trùng lưỡng cư thời hiện tại, hóa thạch đã giúp xác định được nòng nọc Notobatrachus rất gần với nhóm bao gồm tất cả các loài ếch và cóc hiện tại.

Đăng ngày: 01/11/2024
Sự thật về con thiên nga nhồi len 2.300 năm tuổi ở Siberia

Sự thật về con thiên nga nhồi len 2.300 năm tuổi ở Siberia

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy con thiên nga nhồi len trong một gò chôn cất ở Siberia. Nó được cho là thuộc nền văn hóa Pazyryk, một dân tộc thời kỳ Đồ Sắt.

Đăng ngày: 31/10/2024
Ngôi mộ chống động đất cổ nhất thế giới

Ngôi mộ chống động đất cổ nhất thế giới

Ngôi mộ của Cyrus Đại đế cách đây hơn 2.500 năm được coi là công trình cổ nhất với cấu trúc chống động đất hiệu quả.

Đăng ngày: 31/10/2024
Phát hiện thi thể người phụ nữ trong mộ cổ với những dấu vết đáng sợ

Phát hiện thi thể người phụ nữ trong mộ cổ với những dấu vết đáng sợ

Một người phụ nữ được chôn trong nghĩa địa thời Trung cổ có những dấu vết rùng rợn ám chỉ một sự thật đáng sợ đằng sau.

Đăng ngày: 31/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News