Xem sao Kim gặp sao Mộc lúc bình minh
Trong hơn một tuần kể từ sáng qua, mọi người có thể quan sát sao Kim và sao Mộc tiến lại gần nhau - một hiện tượng kỳ thú về thiên văn.
Theo Stronomy, từ đầu tháng này, bốn hành tinh là sao Kim, sao Mộc, sao Hỏa và sao Thủy sẽ "hội tụ". Trong mười ngày đầu tháng 5, sao Kim và sao Thủy nằm ở vị trí cao hơn một chút trên chân trời đông, trong khi sao Mộc và sao Hỏa gần nhau ở vị trí thấp hơn.
Sao Mộc và sao Kim là hai hành tinh sáng nhất trên bầu trời. Ảnh: Stronomy.com
Trên thực tế, các hành tinh này vẫn chuyển động trong các quỹ đạo riêng của chúng và không tiến đến sát nhau. Trông chúng có vẻ "thân mật" hơn là do góc nhìn từ trái đất trong thời gian này. Theo Đặng Vũ Tuấn Sơn, chủ nhiệm câu lạc bộ thiên văn trẻ, nếu thời tiết thuận lợi, từ sáng sớm qua khi nhìn về gần chân trời phía đông, người quan sát sẽ nhận ra sự hội tụ của bốn hành tinh.
Tuy nhiên, ông Sơn lưu ý, vào thời điểm trên, sao Mộc và sao Kim là hai hành tinh sáng hơn cả, nên người quan sát dễ dàng thấy chúng ở gần nhau hơn, đồng thời người xem vẫn thấy hai hành tinh còn lại, do chúng sáng hơn các ngôi sao khác trong khu vực.
"Việc nhìn thấy các hành tinh nằm gần sát nhau là do góc nhìn từ trái đất, thực tế các hành tinh trong Hệ mặt trời có quỹ đạo độc lập không thể tiến sát nhau", ông Sơn nhấn mạnh.
Người xem có thể quan sát hai hành tinh sáng nhất vào sáng mai giống như vào ngày 4/11/2004. Ảnh: Stronomy.com.
Sao Kim và sao Mộc nằm sát nhau là hiện tượng khá hiếm gặp, thông thường phải đợi đến tháng 8/2014 mới thấy hiện tượng này.
"Đến ngày 29 tháng này, cũng vào khoảng rạng sáng như trên, người quan sát có thể gặp một điều thú vị nữa là sao Mộc sẽ đến khá gần mặt trăng", ông Sơn cho biết thêm.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
