Xuất hiện giả thuyết mới về thảm họa Titanic
Những chùm sáng màu xanh mà những người sống sót trong thảm họa nhìn thấy làm dấy lên giả thuyết mới về vụ chìm tàu Titanic.
Khi những người sống sót sau vụ chìm tàu Titanic trôi nổi trên vùng nước đóng băng ở phía Bắc biển Đại Tây Dương, những ánh sáng rực rỡ trải khắp cả bầu trời. Một số người gọi chúng là chùm sáng xanh lục, số khác gọi chúng là ảo giác.
Nhưng chúng là có thật.
Đó là một đêm trời đầy sao của tháng 4 năm 1912. Trời lặng, biển êm, mọi điều kiện về thời tiết đều thuận lợi.
Tàu RMS Carpathia đã xông vào khu vực tàu Titanic gặp nạn để giải cứu các nạn nhân.
Ánh sáng rực rỡ mà theo một vài người trong số 706 người sống sót còn lại cho biết, đã xuất hiện khi hành khách đang dần được đưa lên thuyền cứu sinh và tàu Titanic nhanh chóng chìm xuống. Một số người theo dõi nó từ trên boong tàu, số còn lại quan sát từ trên thuyền cứu sinh.
"Thứ ánh sáng đó dường như rất gần và mãnh liệt hơn bất cứ điều gì, chúng ở trên cao và quan sát con tàu xinh đẹp này đang gặp nạn. Năng lượng của chúng đã bùng lên để gửi những thông điệp xuyên qua vòm trời đen kịt cho nhau, kể lại và cảnh báo về thảm họa đang diễn ra bên dưới", Lawrence Beesley, một trong những người sống sót kể lại. "Những ngôi sao trên bầu trời như thực sự đang sống và có thể nói chuyện".
Vào thời điểm trên, người kể chuyện có thể nghĩ rằng ánh sáng rực rỡ đã làm một số người phân tâm khỏi nỗi kinh hoàng đang hiển hiện trước mắt và đồng thời giúp lực lượng cứu hộ phát hiện những bị nạn. Trên thực tế, chính thứ ánh sáng đó có thể là nguyên nhân của vụ tai nạn.
Hơn 100 năm sau thảm họa, nghiên cứu mới chứng minh rằng chính ánh sáng như những ngọn đèn từ phía Bắc đó lại là nguyên do đưa Titanic đến ngày tàn của nó.
Nghiên cứu do chuyên gia thời tiết Mila Zinkova thực hiện cho thấy một cơn bão địa từ diễn ra vào đêm hôm đó có thể đã phá hủy hệ thống định vị của con tàu trước khi thảm họa xảy ra, cản trở các nỗ lực cứu hộ và gây nên cảnh hỗn loạn ở trên tàu.
Ánh sáng xanh lục được cho là xuất hiện từ trước khi tàu Titanic gặp nạn.
Theo báo cáo ghi lại được từ những người sống sót, họ đã phát hiện ra ánh sáng đó một lần nữa vào khoảng 3 giờ sáng. Khi Bisset và thủy thủ đoàn của tàu Carpathia đến gần khu vực xác tàu, ông nhận thấy chùm ánh sáng xanh lục bao quanh các thuyền cứu sinh.
Những người sống sót đã phát hiện thuyền trưởng Rostron lái con tàu Carpathia hết tốc lực vào bãi băng đen tối nơi tàu Titanic gặp nạn. Zinkova cho rằng sự kiện thời tiết cũng có thể liên quan đến việc vô tình dẫn tàu Carpathia đến địa điểm gặp nạn dù đã đi chệch hướng tọa độ.
Lúc đó là 11 giờ 40 phút ngày 4/4/1912, khi tàu Titanic va phải một tảng băng trôi trong chuyến hành trình đầu tiên băng qua Đại Tây Dương, kết liễu số phận của nó. Titanic chìm xuống lúc 2 giờ 20 phút, khiến 1.526 hành khách thiệt mạng.