Phát hiện siêu Trái đất có chu kỳ quỹ đạo cực ngắn
Các nhà thiên văn học phát hiện một ngoại hành tinh quay rất gần ngôi sao lùn đỏ GJ 740 cách Trái đất 36 năm ánh sáng.
Theo báo cáo trên tạp chí Astronomy & Astrophysics, hành tinh mới được đặt tên là GJ 740 b có bán kính và khối lượng lớn hơn Trái đất lần lượt 1,4 và 3 lần. Nó quay quanh ngôi sao lùn đỏ GJ 740 ở khoảng cách gần đến mức chỉ mất 2,4 ngày để hoàn thành một vòng quỹ đạo.
Mô phỏng siêu Trái đất quay xung quanh sao lùn đỏ GJ 740. (Ảnh: Gabriel Pérez Díaz/IAC).
"Đây là hành tinh có chu kỳ quỹ đạo ngắn thứ hai từng được biết đến quanh loại sao này (sao lùn đỏ). Khối lượng và chu kỳ quỹ đạo tiết lộ nó là một hành tinh đá, điều này có thể được xác nhận bằng các quan sát từ kính viễn vọng săn ngoại hành tinh TESS của NASA trong tương lai", nhà thiên văn học Borja Toledo Padrón từ Viện Astruto de Astrofísica de Canarias (IAC), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
GJ 740 b được phát hiện bởi bộ đôi máy quang phổ HARPS-N tại Đài quan sát Telescopio Nazionale Galileo và CARMENES tại Đài quan sát Calar Alto ở Tây Ban Nha bằng kỹ thuật vận tốc xuyên tâm. Kỹ thuật này dựa trên những biến đổi nhỏ trong vận tốc của một ngôi sao, thường do lực hấp dẫn của một vật thể trên quỹ đạo xung quanh nó gây ra, để xác định sự tồn tại của hành tinh.
Dữ liệu cũng tiết lộ rằng có thể còn một hành tinh nữa nặng tương đương với sao Thổ (gấp gần 100 lần khối lượng Trái đất) quay quanh GJ 740 với chu kỳ quỹ đạo lên tới 9 năm. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cần quan sát thêm để xác nhận tín hiệu vận tốc xuyên tâm này là do hành tinh hay chu kỳ từ trường của ngôi sao gây ra.
Sao lùn đỏ GJ 740 nằm trong chòm sao Cự Xà, cách Trái đất 36 năm ánh sáng. Nó có bán kính và khối lượng chỉ bằng 0,56 và 0,58 lần Mặt Trời. Ngôi sao lùn này cũng quay rất gần một ngôi sao khác với chu kỳ quỹ đạo chỉ 35,56 ngày.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất
