Xuất hiện hiện tượng Sao Kim và sao Mộc gặp nhau trước bình minh

Những nhà nhiếp ảnh chiêm tinh trên toàn thế giới đã chụp được một số hình ảnh tuyệt vời của hai hành tinh - sao Kim và sao Mộc - trước bình minh ngày thứ Hai, 18/8. Người ngắm sao ở các thành phố lớn cũng như các vùng xa xôi đều đã ghi lại được những góc nhìn tuyệt đẹp của cảnh tượng này.

"Tôi đã chụp cảnh sao Kim và sao Mộc gặp nhau vào sáng sớm ngày thứ Hai từ phía đông Manhattan. Bạn hoàn toàn có thể chứng kiến các sự kiện thiên văn ngay tại New York", nhiếp ảnh gia Stan Honda chia sẻ với trang Space.com.

“Sao Kim ban đầu có màu đỏ cam do mây mù ở đường chân trời. Hai ngôi sao đã tạo thành một cặp rất đẹp trên bầu trời trước bình minh. Thêm nữa, cảnh mặt trăng khuyết cũng rất đáng chụp".

Xuất hiện hiện tượng Sao Kim và sao Mộc gặp nhau trước bình minh
Sao Kim và sao Thổ gặp nhau. (Nguồn: Yahoo.com)

Hai hành tinh cách nhau chỉ 2/10 độ tại thời điểm gần nhau nhất trong lần gặp nhau này. Khoảng cách đó gần hơn một nửa chiều rộng của mặt trăng khi nhìn từ mặt đất. Để so sánh, khi bạn giang thẳng cánh tay, nắm tay của bạn sẽ chiếm khoảng 10 độ trên bầu trời.

Nhà nhiếp ảnh chiêm tinh Jeff Sullivan đã ghi lại một bức ảnh tuyệt vời của lần gặp nhau này từ biên giới của hồ Topaz với California từ phía Nevada, Mỹ. Một trong số những bức ảnh anh chụp được còn cho thấy hình ảnh 4 mặt trăng của sao Mộc quay xung quanh hành tinh khí khổng lồ này.

“Sao Kim và sao Mộc đã có một màn biểu diễn đẹp mắt trên bầu trời sáng nay trước khi mặt trời mọc", Sullivan đã viết trên blog của mình. “Nhìn từ trái đất, hai hành tinh có vẻ như đã gặp nhau ở khoảng cách chỉ 0,3 độ. Để chụp cận cảnh hơn, tôi đã sử dụng một máy ảnh cảm biến cắt hình để có thể phóng to hiệu quả hơn với máy ảnh của tôi, và ở tiêu cự tương đương 640mm, tôi đã có thể nhìn thấy hình ảnh của 4 mặt trăng của sao Mộc!”.

Xuất hiện hiện tượng Sao Kim và sao Mộc gặp nhau trước bình minh
Ảnh: Stan Honda

Một nhiếp ảnh gia khác, anh Chris Schur cũng đã chụp được hình ảnh của những mặt trăng này, sao Kim, cùng với cụm sao Beehive trên bức hình chụp từ Arizona, Mỹ.

Những người quan sát vẫn có thể nhìn thấy sao Mộc và sao Kim trên bầu trời trước khi hửng sáng, tuy nhiên, hai hành tinh đã không còn gần nhau như trước. Nếu bạn đã lỡ mất sự kiện này, bạn sẽ có một cơ hội khác vào khoảng 10 tháng tới. Sao Mộc và sao Kim sẽ lại tiếp tục xuất hiện trên bầu trời đêm vào năm 2015.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khả năng va trúng người của trạm vũ trụ Trung Quốc đang rơi

Khả năng va trúng người của trạm vũ trụ Trung Quốc đang rơi

Dựa vào những tính toán chi tiết, các nhà khoa học cho rằng nguy cơ trạm Thiên Cung 1 rơi xuống gây thương tích cho con người rất nhỏ.

Đăng ngày: 11/11/2017
Đón xem mưa sao băng Leonids vào rạng sáng ngày 18/11

Đón xem mưa sao băng Leonids vào rạng sáng ngày 18/11

Trận mưa sao băng với nhiều sao băng tương đối sáng có tên là Leonids (Sư tử) sẽ đạt cực đại vào đêm 17, rạng 18/11 tới.

Đăng ngày: 11/11/2017
Những chiến lược bảo vệ Trái Đất khỏi thiên thạch của NASA

Những chiến lược bảo vệ Trái Đất khỏi thiên thạch của NASA

Hiện nay, chưa có loại vũ khí nào đủ mạnh để phá hủy một tiểu hành tinh khi phát hiện trong thời gian ngắn, theo RT.

Đăng ngày: 10/11/2017
Một động cơ tên lửa của SpaceX nổ trong khi thử nghiệm

Một động cơ tên lửa của SpaceX nổ trong khi thử nghiệm

Tuyên bố của SpaceX ngày 9/11 cho biết không ai bị thương và toàn bộ quy định về an toàn đã được thực hiện đầy đủ trong thời gian xảy ra sự cố.

Đăng ngày: 10/11/2017
Sao

Sao "xác sống" phát nổ nhiều lần suốt 50 năm

Một nhóm nghiên cứu quốc tế xác định ngôi sao phát nổ nhiều lần trong 50 năm, thách thức mọi hiểu biết của con người về quá trình sao chết.

Đăng ngày: 09/11/2017
NASA tiết lộ toàn cảnh sứ mệnh 22,5 ngày trở lại Mặt trăng

NASA tiết lộ toàn cảnh sứ mệnh 22,5 ngày trở lại Mặt trăng

NASA mới đây đã công bố những điểm nổi bật trong sứ mệnh 25,5 ngày, bao gồm khởi động, cất cánh và đổ bộ xuống Mặt Trăng.

Đăng ngày: 09/11/2017
Trạm vũ trụ 8,5 tấn đi lạc sẽ tạo

Trạm vũ trụ 8,5 tấn đi lạc sẽ tạo "mưa lửa" ở châu Âu?

Các chuyên gia dự đoán trạm vũ trụ Thiên Cung 1 nặng 8,5 tấn của Trung Quốc sẽ đâm xuống Trái đất vào đầu năm 2018.

Đăng ngày: 09/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News