Xuất hiện hộp sọ “kỳ lân” có thật trên Trái đất
Phát hiện mới đây cho thấy sự tồn tại của cá thể hươu bị đột biến với duy nhất một sừng, rất giống loài kỳ lân được mô tả trong truyền thuyết.
>>> Phát hiện con hươu một sừng hiếm có
Kỳ lân là loài linh thú một sừng chỉ xuất hiện trong các truyền thuyết hay truyện cổ tích trẻ em. Tuy nhiên, các nhà sinh vật học mới đây đã phát hiện ra hộp sọ một cá thể hươu đực có đặc điểm rất giống loài này.
Hộp sọ của cá thể hươu đực được cho là kỳ lân có thật trong truyền thuyết
Nhiều khả năng, chiếc sừng kỳ lân này là sản phẩm hình thành sau một chấn thương ở vùng đầu mà cá thể hươu này gặp phải.
Theo đó, một thợ săn đã vô tình săn được một con hươu đực già có duy nhất một sừng khi đang làm việc ở Celje, Slovenia. Cá thể hươu này thuộc họ Capreolus capreolus, vốn sinh sống chủ yếu ở lục địa châu Âu. Đồng thời, loài này có kích thước nhỏ, lông màu đỏ hoặc xám nâu, thích nghi rất tốt với môi trường lạnh.
Hình ảnh một chú hươu đực thuộc họ Capreolus capreolus thông thường
Chuyên gia Boštjan Pokorny là người xác định chính xác nguồn gốc sinh học của hộp sọ hươu này. Ông tâm sự rằng trong đời mình, ông chưa bao giờ chứng kiến một hộp sọ hươu nào lại kì lạ đến thế.
Kỳ lân có thể không phải là linh thú tưởng tượng mà có thật trong lịch sử
Pokorny cũng cho biết: “Ở loài hươu Capreolus capreolus này, chỉ con đực trưởng thành mới có gạc và gạc bao giờ cũng có cấu trúc đối xứng hai bên hộp sọ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, hai cấu trúc gạc hợp lại với nhau để tạo nên loài thú một sừng duy nhất”.
Phải chăng kỳ lân trong truyền thuyết chính là những cá thể hươu bị đột biến gạc?
Nhiều chuyên gia khác cũng tìm cách lý giải phát hiện thú vị này. Họ xuất phát từ cơ chế hình thành gạc ở các loài hươu, nai nói chung.
Theo đó, gạc là cấu trúc xương phát triển thêm hàng năm của hộp sọ hươu, nai. Chúng khác hoàn toàn so với sừng của các loài như trâu, bò, tê giác… vốn hình thành từ keratin và không bao giờ tự rụng.
Kip Adams – một nhà nghiên cứu động vật hoang dã nhận xét: “Các tế bào giúp gạc sinh trưởng và phát triển, đó là những tế bào tuyệt vời nhất mà con người từng biết tới”.
Cứ vào mùa xuân, ánh sáng Mặt trời kích thích testosterone trong hươu đực, khiến gạc bắt đầu nhú và mọc ra. Hết mùa sinh sản (thường là mùa đông), gạc hươu, nai bắt đầu tự rụng để giúp chúng bảo toàn năng lượng cơ thể.
Trong trường hợp của cá thể “kỳ lân” này, các nhà khoa học cho rằng, có thể trong quá trình gạc mới nhú, chú đã gặp phải một tai nạn hoặc bị thương ở phần đầu. Kết quả là các tế bào sinh gạc bị đột biến, gây nên hình dạng kì lạ có 1-0-2 của con hươu trên.
Tham khảo: National Geographic