Xuất hiện vùng áp thấp trên biển Đông, có thể hướng vào Việt Nam

Vùng áp thấp vừa hình thành trên Biển Đông có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và hướng vào đất liền Việt Nam.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một vùng áp thấp nhiệt đới vừa hình thành trên vùng biển phía đông thuộc khu vực bắc Biển Đông. Hiện, vùng áp thấp này ở vị trí cách quần đảo Hoàng Sa 450km về phía đông.

Ngày và đêm 29/7, vùng áp thấp ít dịch chuyển nhưng có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Sáng 30/7, tâm áp thấp cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 400km về phía đông với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Ngay sau đó, áp thấp nhiệt đới tăng tốc và di chuyển theo hướng tây tây bắc với vận tốc 15-20km/h, tiếp tục có khả năng mạnh thêm. Đến ngày 31/7, tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Hải Nam khoảng 220km về phía đông, sức gió vùng gần tâm mạnh cấp 7, giật cấp 9.


Vùng áp thấp trên Biển Đông có khả năng mạnh thành áp thấp nhiệt đới trong 24 giờ tới. (Ảnh: NCHMF).

Theo cơ quan khí tượng, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng tây tây bắc trong 2 ngày tới. Nếu áp thấp nhiệt đới hình thành lên bão, đây sẽ là cơn bão số 3 trong năm 2019, sau bão Mun xuất hiện vào đầu tháng 7.

Dự báo về thời tiết trên đất liền, cơ quan khí tượng cho biết khu vực Hà Nội xuất hiện mưa rào rải rác, miền núi phía Bắc có mưa lớn trong các ngày 28-30/8. Từ ngày 2/8 đến 4/8, Bắc Bộ có thể có mưa lớn diện rộng kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ quét, sạt lở đất.

Trong khi đó, khu vực Trung Bộ tiếp tục nắng nóng đến hết ngày 30/7 với mức nhiệt phổ biến 35-37 độ C. Đầu tháng 8, khu vực này có khả năng xuất hiện mưa lớn kèm theo lốc, sét và mưa đá.

Đợt mưa này có thể giúp tình hình hạn hán ở miền Trung giảm nhẹ. Tuy nhiên, các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận vẫn tiếp tục hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn kéo dài.

Từ ngày 28/7, ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam mạnh dần lên trên vùng biển phía Nam khiến khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ xuất hiện mưa lớn diện rộng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 28/06/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 25/06/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 23/06/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 23/06/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 22/06/2025
Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"

Đăng ngày: 19/06/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 18/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News