Xuyên không 55 triệu năm, thế giới giống chúng ta hiện hình
Đài thiên văn Nam Âu (ESO) vừa công bố hình ảnh ngoạn mục về một thế giới trong gương của thiên hà chứa Trái đất Milky Way.
Theo tờ Space, đó là thiên hà mang tên NGC 4254, hay còn gọi là Messier 99, được phát hiện từ năm 1781 bởi nhà thiên văn học người Pháp Pierre Méchain. Tuy nhiên, đến khi các công cụ quan sát thiên văn hiện đại phát triển, sự thật về thế giới bí ẩn nằm cạnh chòm sao Sư Tử này mới được hé lộ.
Hình ảnh mới nhất về Messier 99, một thế giới rực rỡ đang hình thành sao sôi động - (Ảnh: ESO).
Hình ảnh mới nhất của ESO, thông qua dự án khảo sát PHANGS, cho thấy Messier 99 như một chùm tóc sáng rực rỡ trên bầu trời. Đặc biệt hơn, "thiên hà xoắn ốc khổng lồ này có nhiều đặc điểm giống với thiên hà chứa Trái đất Milky Way với các nhánh xoắn ốc dài, lớn và được xác định rõ ràng", theo NASA.
Trong hình ảnh mới nhất của ESO, các "cánh tay" của Messier 99 rực rỡ trong ánh sáng màu đỏ và cam, là những đám mây khí lạnh đang chuẩn bị hóa thân thành những ngôi sao.
Các tông màu tím và xanh dương lấp lánh quanh những "cánh tay" là các ngôi sao phân bố khắp các thiên hà.
Hình ảnh ESO phát hành thật ra là một bộ dữ liệu kết hợp giữa hai hệ thống kính viễn vọng Very Large (VLT) và ALMA, đều của ESO và được đặt tại các vùng hoang vu của Chile, nơi chúng có tầm nhìn thoáng đãng vào bầu trời đầy sao.
Theo các nhà khoa học, Messier 99 là một đối tượng nghiên cứu thú vị bởi có thể cung cấp thêm manh mối về cách các ngôi sao hình thành trong vũ trụ. VLT và ALMA vẫn không ngừng thu thập các dữ liệu về nó.
Do Messier 99 cách chúng ta 55 triệu năm ánh sáng nên hình ảnh vừa ghi nhận cũng không phải hình ảnh của thực tại, mà là hình ảnh "vượt thời gian" từ 55 triệu năm quá khứ.
NASA cũng đang nghiên cứu thiên hà này thông qua kính viễn vọng không gian Hubble.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng
Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"
Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.
