Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim

Mỗi mùa xuân sang, chúng ta lại được nghe thấy những tiếng chim hót ríu rít nhiều hơn. Những giai điệu từ tiếng chim hót thường có khá bắt tai, tuy nhiên nó không dành cho con người. Vậy thì ý nghĩa đằng sau những giai điệu này là gì?

Thường thì giọng hát của con người là để phục vụ nhu cầu giải trí, tiếng chim hót lại giống với tiếng nói của chúng ta hơn, nó là một dạng giao tiếp của loại chim. Tuy nhiên, cách giao tiếp của những chú chim rất khác so với con người, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếng hót được tạo ra như thế nào và ý nghĩa của nó là gì nhé.

Cách những chú chim tạo ra tiếng hót

Một chú chim có thể tự mình tạo ra bản nhạc nhờ vào một bộ phận có tên là syrinx, hay còn gọi là ống minh quản của loài chim. Ống minh quản là một bộ phận chỉ có duy nhất ở loại chim, tương tự như thanh quản ở người. Không loại động vật nào khác có bộ phận này.

Con người và hầu hết các loài động vật đều có thể phát ra âm thanh nhờ thanh quản, là nơi chứa các dây thanh âm. Loài chim cũng có thanh quản, nhưng chúng tạo ra âm thanh nhờ vào minh quản, do vậy loài chim có thể tạo ra những âm thanh đặc biệt.

Minh quản được đặt tên theo một vị thần Hy Lạp có tên là Syrinx, vị thần này sau đó đã hóa thành một nhạc cụ. Minh quản có cách hoạt động tương tự thanh quản nhưng có thêm một số khả năng đặc biệt khác như nó cho phép loài chim có thể phát ra hai nốt nhạc cùng lúc. Đó là lý do vì sao tiếng chim hót lại nghe như một bản nhạc vậy.

Sử dụng minh quản, loại chim có thể tạo ra những bản nhạc du dương từ tiếng hót của mình và lặp đi lặp lại như đoạn nhạc dạo của một bài hát vậy. Loài chim cũng có thể phát ra những tiếng gọi độc lập không mang tính nhạc hay cũng có những loài chim không hề hót líu lo, nhưng có những loài đã trở nên nổi tiếng nhờ vào giai điệu đặc trưng của mình.

Giống như cách chúng ta học chơi nhạc, hầu hết các loài chim học cách hót bằng cách bắt chước những con khác, ghi nhớ và luyện tập. Hầu hết các loài động vật sinh ra đã biết hết những âm thanh mà chúng cần trong cuộc sống, nhưng loài chim lại giống con người, chúng học hót như cách mà chúng ta học nói vậy.


Ở nhiều loài, chỉ có những chú chim đực mới có thể hót. (Ảnh: AlekseyKarpenko/Shutterstock).

Ý nghĩa đằng sau những tiếng chim

Giờ thì chúng ta đã biết cách chúng tao ra tiếng hót, vậy ý nghĩa của những tiếng hót này là gì? Chúng có một số ý nghĩa khác nhau khiến bạn phải bất ngờ đấy.

1. Tìm bạn tình

Nhiều loài chim chỉ cất tiếng hót vào mùa sinh sản, trong đó đa số là rơi vào mùa xuân. Đó là lý do vì sao bạn thường nghe nhiều tiếng chim hơn vào mùa xuân, tiếng hót là một trong những cách để những chú chim thu hút bạn tình.

Ở nhiều loài, chỉ có những chú chim đực mới có thể hót. Tiếng hót của những chú chim đực sẽ thể hiện sự khao khát của mình trước những con cái. Thông thường, những chú chim đực sẽ chọn cành cây cao nhất làm sân khấu để tiếng hót của nó có thể vang đi xa nhất. Tuy nhiên, trong nghi thức giao phối của một số loài, con đực và con cái sẽ cùng nhau song ca bản nhạc gọi tình.

Bài ca tìm bạn tình sẽ thể hiện được rằng ca sĩ đang khỏe mạnh và đủ tuổi giao phối. Những chú chim còn non sẽ không thể hót thành thục giai điệu của chúng. Và đối với những loài có tập tính hót song ca thì việc hót cùng nhau sẽ giúp cặp đôi có thể thắt chặt mối liên kết giữa hai cá thể.

Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp đặc biệt khi một số loài chim không hề hót. Ví dụ, kền kền và cò hầu như không thể tạo ra bất kỳ âm thanh này.

2. Đánh dấu lãnh thổ

Tiếng hót còn thể hiện lãnh thổ của loài chim và cũng được dùng để bảo vệ lãnh thổ của chúng. Những chú chim có thể thể hiện sức mạnh của mình bằng việc hót những bản nhạc phức tạp hoặc đơn giản hơn là tăng âm lượng để át đi tiếng hót của đối thủ. Nếu một chú chim muốn chiếm lấy lãnh thổ của con khác, chúng sẽ lắng nghe tiếng hót để đánh giá đối thủ của mình.

3. Giao tiếp với trứng

Nhiều loài chim hót cho trứng của chúng nghe. Và các nghiên cứu chỉ ra rằng hiện tượng này không chỉ có mục đích là dạy cho những chú chim chưa nở giai điệu của giống loài. Ví dụ như ở một số loài, dường như chim bố mẹ dùng tiếng hót để cảnh báo những con của mình về biến đổi khí hậu, gồm cả việc thay đổi nhiệt độ, trước khi những quả trứng nở ra. Kết quả nghiên cứu này cho thấy những tiếng hót này có thể là sự thích nghi thiết yếu của loài chim.

4. Những ý nghĩa khác mà chúng ta chưa thể biết được

Mỗi loài chim thường có giọng hót của riêng mình. Điều đó cho phép một con chim riêng lẻ nghe được tiếng hót và nhận biết có phải cùng loài của mình hay không. Chim hót nhiều nhất trong mùa làm tổ. Thông thường, người chơi chim có thể học cách nhận biết các loài chim khác nhau bằng cách ghi nhớ các mẫu âm thanh trong tiếng hót của chúng.

Còn có nhiều giả thiết khác về những ý nghĩa đằng sau tiếng hót của những chú chim nhưng chưa được xác nhận bởi nghiên cứu khoa học. Ví dụ như một số giả thiết cho rằng loài chim hót chỉ đơn giản vì chúng thích thế. Thật ra, loài chim thường hót vào lúc bình minh hơn và chúng ta chưa thể tìm ra lý do, nhưng nếu tìm ra thì có lẽ chúng ta cũng sẽ hiểu hơn về tiếng hót của chúng.

Tiếng hót của những chú chim rất bắt tai, nhưng nếu lắng nghe kỹ, bạn sẽ nhận ra rằng mỗi bản nhạc của chúng là độc nhất. Không loài động vật nào khác có ống minh quản, do đó không có loài nào có thể hót như những chú chim cả. Và thông qua tiếng hót của mình, loài chim có thể giao tiếp không chỉ với những con khác, mà với cả những thế hệ tiếp theo, ngay cả trước khi trứng nở ra.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News