Ý tưởng "hộ chiếu carbon" giữa thời môi trường khủng hoảng

Việc di chuyển bằng máy bay, tàu thủy trong ngành du lịch thải ra lượng lớn khí gây hiệu ứng nhà kính, làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu.

Mùa hè năm 2023 được xem là thời điểm bùng nổ đối với ngành du lịch. Đến cuối tháng 7, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu đạt 84% mức trước đại dịch. Ở một số nước châu Âu như Pháp, Đan Mạch và Ireland, nhu cầu du lịch thậm chí còn vượt mức trước đại dịch.

Theo tờ The Conversation, đây có thể là tín hiệu tuyệt vời về mặt kinh tế. Tuy nhiên, khách du lịch tăng cao cũng đặt ra lo ngại về những tác động của ngành du lịch đối với môi trường và xã hội.

Mùa hè năm nay cũng là thời điểm chứng kiến những đợt nắng nóng kỷ lục ở nhiều nơi trên thế giới, các vụ cháy rừng ở Hy Lạp và Hawaii (Mỹ). Ngoài ra, chính quyền tại các khu nghỉ mát nổi tiếng ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ cũng ban hành cảnh báo thời tiết khắc nghiệt.

Ý tưởng hộ chiếu carbon giữa thời môi trường khủng hoảng
Hành khách tại sân bay quốc tế Changi (Singapore). Hoạt động di chuyển trong ngành du lịch tạo nên lượng khí thải lớn. (Ảnh: THE STRAITS TIMES).

Các chuyên gia cho rằng biến đổi khí hậu đã gây ra những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt nói trên. Trong đó, các hoạt động di chuyển trong ngành du lịch thải ra lượng khí thải lớn - nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm do các hoạt động di chuyển trong ngành du lịch gây nên, các chuyên gia cho rằng điều quan trọng nhất là cần thay đổi thói quen di chuyển và thói quen du lịch của các du khách.

Du lịch hàng không gây ô nhiễm lớn

Từ năm 2013 đến 2018, lượng carbon dioxide (CO₂) thải ra từ máy bay thương mại trên toàn thế giới đã tăng 32%.

Nhiều nước đang nỗ lực sử dụng nhiên liệu thân thiện hơn với môi trường để giảm lượng khí thải. Tuy nhiên, theo The Conversation, để giải pháp này thực sự phát huy hiệu quả, ngành hàng không cần phải kết hợp thêm một số biện pháp khác.

Một trong các biện pháp này là giá vé nên tăng 1,4% mỗi năm, khiến lượng khách đi máy bay giảm. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều hãng hàng không đã cho giảm giá vé, thúc đẩy nhiều khách du lịch chọn máy bay làm phương tiện di chuyển.

Một số nước châu Âu đang bắt đầu thực hiện các biện pháp để giảm việc đi lại bằng đường hàng không.

Kể từ ngày 1-4, hành khách trên các chuyến bay chặng ngắn và máy bay cũ ở Bỉ phải chịu mức thuế tăng. Biện pháp này nhằm khuyến khích người dân sử dụng các loại phương tiện công cộng cho các chặng đường ngắn.

Hồi tháng 5, Pháp cấm các chuyến bay nội địa chặng ngắn. Tây Ban Nha dự kiến có biện pháp tương tự trong thời gian tới.

Theo The Conversation, Đức cũng có thể sẽ cấm các chuyến bay nội địa chặng ngắn trong thời gian tới. Vào năm 2021, một cuộc thăm dò của công ty phân tích thị trường YouGov cho thấy 70% người Đức sẽ ủng hộ các biện pháp chống biến đổi khí hậu như vậy, nếu có sẵn các tuyến giao thông thay thế như tàu hỏa hoặc tàu thủy.

Ý tưởng hộ chiếu carbon giữa thời môi trường khủng hoảng
Máy bay tại sân bay King County, Washington (Mỹ). Máy bay được xem là một trong những phương tiện chính của ngành du lịch. (Ảnh: REUTERS).

Nguồn ô nhiễm từ các tàu du lịch

Ngoài ngành hàng không, các tàu du lịch cũng gây ra những tác hại cho môi trường.

Một cuộc điều tra của Liên đoàn Giao thông và Môi trường châu Âu cho thấy các tàu du lịch thải lượng khí lưu huỳnh vào khí quyển nhiều gấp 4 lần so với toàn bộ 291 triệu ô tô của châu Âu cộng lại. Khí lưu huỳnh được xem là một trong những tác nhân gây ra mưa axit và bệnh về đường hô hấp ở con người.

Nhận thấy tác động của các tàu du lịch, nhiều nước đã đưa ra biện pháp hạn chế loại phương tiện này.

Vào tháng 7, TP Amsterdam (Hà Lan) đã cấm các tàu du lịch cập cảng ở trung tâm thành phố nhằm giảm lượng khách du lịch và giảm ô nhiễm.

Năm 2019, Venice (Ý) là cảng châu Âu ô nhiễm nhất do lượng lớn tàu du lịch ghé thăm. Sau đó, nhà chức trách Venice ra lệnh cấm các tàu du lịch lớn đi vào vùng biển của TP.

Lệnh cấm giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí ở Venice. Đến năm 2022, cảng Venice xếp hạng 41 trong số các cảng ô nhiễm nhất ở châu Âu.

Hộ chiếu carbon

Những tác động tiêu cực của ngành du lịch đối với môi trường khiến nhiều người cho rằng chúng ta cần phải thay đổi thói quen du lịch của mình. Trong báo cáo phân tích tương lai của ngành du lịch bền vững năm 2023, công ty lữ hành Intrepid Travel cho rằng nếu ngành du lịch muốn tồn tại, “hộ chiếu carbon” nên được sớm áp dụng.

Ý tưởng hộ chiếu carbon giữa thời môi trường khủng hoảng
Khách du lịch đổ đến Slovenia nhiều hơn vì nơi đây có khí hậu mát mẻ. (Ảnh: GETTY IMAGES).

Hộ chiếu carbon tập trung vào việc mỗi khách du lịch được cấp một hạn mức carbon hàng năm. Khách du lịch không được sử dụng các phương tiện di chuyển có khí thải vượt mức carbon này. Ngoài ra, hạn mức carbon trong hộ chiếu carbon có thể được chia ra cho các đợt du lịch khác nhau.

Ý tưởng về hạn mức carbon cá nhân hay hộ chiếu carbon không phải mới. Hồi năm 2008, Quốc hội Anh đã thảo luận về khái niệm “giao dịch carbon cá nhân”. Tuy nhiên, khái niệm này sau đó bị bãi bỏ vì các nghị sĩ cho rằng nó phức tạp và có khả năng sẽ bị người dân phản đối.

Theo The Conversation, lượng khí thải carbon trung bình hàng năm của một người ở Mỹ là 16 tấn. Đây cũng là một trong những tỉ lệ cao nhất thế giới.

Ở Anh, lượng khí thải carbon trung bình hàng năm của một người là 11,7 tấn. Con số này vẫn cao hơn 5 lần so với mức được Thỏa thuận Paris khuyến nghị, nhằm giữ nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Trên toàn cầu, lượng khí thải carbon trung bình hàng năm của một người là gần 4 tấn.

Để có thể ngăn nhiệt độ tăng vượt quá 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, lượng khí thải carbon trung bình toàn hàng năm của một người phải giảm xuống dưới mức 2 tấn, từ đây đến năm 2050. Con số này tương đương với khoảng 2 chuyến bay khứ hồi giữa London (Anh) và New York (Mỹ).

Báo cáo của Intrepid Travel dự đoán rằng hộ chiếu carbon sẽ được đưa vào hoạt động trước năm 2040.

Tuy nhiên, theo tờ The Standard, đến nay, chưa có chính phủ hoặc cơ quan nào công bố dự án hiện thực hóa hộ chiếu carbon. Do đó, các biện pháp chế tài cho người vi phạm hạn mức carbon trong hộ chiếu carbon vẫn còn là dấu hỏi lớn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nơi AQI đang tệ nhất thế giới, hơn Hà Nội 3 bậc: Ô nhiễm triền miên, tuổi thọ dân cư

Nơi AQI đang tệ nhất thế giới, hơn Hà Nội 3 bậc: Ô nhiễm triền miên, tuổi thọ dân cư "rút ngắn 11,9 năm"

Theo Viện Chính sách Năng lượng của Đại học Chicago, cuộc sống của người dân tại nơi này có thể bị rút ngắn 11,9 năm do chất lượng không khí quá ô nhiễm.

Đăng ngày: 01/12/2023
Sáng kiến biến lốp xe cũ thành pin ô tô điện

Sáng kiến biến lốp xe cũ thành pin ô tô điện

Trên toàn cầu, mỗi năm có khoảng 32 triệu tấn lốp xe bị thải loại do đã hết thời hạn sử dụng. Lượng lốp xe này đủ để bao phủ toàn bộ thủ đô Washington, D.C. (Mỹ).

Đăng ngày: 30/11/2023
Methane - loại khí thải có khả năng khiến Trái đất ấm lên

Methane - loại khí thải có khả năng khiến Trái đất ấm lên

Các cuộc thảo luận về khí hậu thường xoay quanh việc giảm CO2 - loại khí nhà kính nguy hiểm nhất.

Đăng ngày: 30/11/2023
Chuyến bay xuyên Đại Tây Dương đầu tiên dùng 100% nhiên liệu xanh

Chuyến bay xuyên Đại Tây Dương đầu tiên dùng 100% nhiên liệu xanh

Máy bay chở khách Virgin Boeing 787 của hãng hàng không Anh Virgin Atlantic dùng nhiêu liệu chủ yếu làm từ dầu ăn đã qua sử dụng và mỡ động vật để bay từ London đến New York.

Đăng ngày: 30/11/2023
Áp thấp xuất phát từ biển Đông tiến sát một áp thấp mới, có thể gây hiện tượng hiếm gặp

Áp thấp xuất phát từ biển Đông tiến sát một áp thấp mới, có thể gây hiện tượng hiếm gặp

Không chỉ có đường đi kỳ lạ khác hẳn với dự báo, vùng áp thấp xuất phát từ Biển Đông vài ngày trước đã đổi hướng bất ngờ.

Đăng ngày: 29/11/2023
Moskva hứng chịu

Moskva hứng chịu "bão tuyết đen" hiếm gặp

Các nhà khí tượng học miêu tả đợt tuyết lớn Moskva đang hứng chịu là " bão tuyết đen" - hiện tượng xảy ra khi bông tuyết bay gần như song song với mặt đất.

Đăng ngày: 29/11/2023
Miền Bắc tăng nhiệt trước khi chuyển mưa rét

Miền Bắc tăng nhiệt trước khi chuyển mưa rét

Hôm nay (29/11), các tỉnh miền Bắc tăng nhiệt, trời nắng vào trưa chiều trước khi đón đợt gió mùa đông bắc mạnh từ đêm mai khiến trời chuyển mưa rét.

Đăng ngày: 29/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News