Áp thấp xuất phát từ biển Đông tiến sát một áp thấp mới, có thể gây hiện tượng hiếm gặp

Không chỉ có đường đi kỳ lạ khác hẳn với dự báo, vùng áp thấp xuất phát từ Biển Đông vài ngày trước đã đổi hướng bất ngờ. Cùng lúc lại xuất hiện một vùng áp thấp mới ngay gần nó và có thể sẽ tạo nên một hiện tượng thời tiết hiếm gặp.

Vùng áp thấp hình thành ở Biển Đông khoảng một tuần trước, gọi là 99W, ban đầu ở giữa Việt Nam và Malaysia, đã chứng minh sự khó dự báo của nó khi đi một mạch khoảng 3.000km và sang đến Ấn Độ Dương vào sáng 28/11.

Trong khi các cơ quan khí tượng cho rằng áp thấp 99W sẽ tiếp tục di chuyển về phía Tây thì một lần nữa, nó thể hiện sự khó đoán của mình khi đột ngột ngoặt hẳn xuống phía Nam rồi chuyển sang hướng Đông Nam vào chiều 28/11, lúc đó áp thấp 99W được xác định là ở gần Indonesia.

Áp thấp xuất phát từ biển Đông tiến sát một áp thấp mới, có thể gây hiện tượng hiếm gặp
Áp thấp 99W đi từ Biển Đông sang Ấn Độ Dương. (Ảnh: Zoom Earth, JMA).

Cùng thời điểm này, một áp thấp mới hình thành ở ngay gần áp thấp 99W. Áp thấp mới này được gọi là 95B, có sức gió là 35 km/h vào tối 28/11. 95B hiện di chuyển theo hướng Tây Bắc, tức là ngược với 99W. Điều thú vị là đường di chuyển của 2 áp thấp này từ chiều đến khuya 28/11 tạo thành 2 đoạn thẳng thực sự song song. Ở thời điểm tối 28/11, 2 áp thấp này chỉ cách nhau khoảng hơn 60km.Áp thấp xuất phát từ biển Đông tiến sát một áp thấp mới, có thể gây hiện tượng hiếm gặp2 áp thấp di chuyển song song nhưng ngược hướng, trông rất lạ mắt. (Ảnh: Zoom Earth, JMA).

Theo Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) của Mỹ, cả hai áp thấp 99W và 95B đều có rất ít hoặc gần như không có khả năng phát triển thành bão trong 24 giờ tới. Tuy nhiên, nếu chúng mạnh lên thì có thể tương tác, tạo ra một hiện tượng hiếm gặp, đó là chúng hợp nhất thành một vùng áp thấp mạnh hơn, thậm chí có thể thành bão. Cũng có khả năng (thấp hơn) là sự tương tác này làm đổi hướng của một hoặc cả hai áp thấp.

Áp thấp xuất phát từ biển Đông tiến sát một áp thấp mới, có thể gây hiện tượng hiếm gặp
Hình ảnh gió cuộn quanh 2 áp thấp. (Ảnh: Zoom Earth, OpenStreetMap).

Sự tương tác như trên thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như cường độ, kích thước của 2 vùng áp thấp, khoảng cách giữa chúng và điều kiện khí quyển xung quanh chúng. Vì vậy, hiện tại các cơ quan khí tượng vẫn theo dõi 2 áp thấp này chứ chưa thể đưa ra các dự báo cụ thể, đặc biệt là khi các hiện tượng thời tiết ngày càng trở nên khó lường.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Moskva hứng chịu

Moskva hứng chịu "bão tuyết đen" hiếm gặp

Các nhà khí tượng học miêu tả đợt tuyết lớn Moskva đang hứng chịu là " bão tuyết đen" - hiện tượng xảy ra khi bông tuyết bay gần như song song với mặt đất.

Đăng ngày: 29/11/2023
Miền Bắc tăng nhiệt trước khi chuyển mưa rét

Miền Bắc tăng nhiệt trước khi chuyển mưa rét

Hôm nay (29/11), các tỉnh miền Bắc tăng nhiệt, trời nắng vào trưa chiều trước khi đón đợt gió mùa đông bắc mạnh từ đêm mai khiến trời chuyển mưa rét.

Đăng ngày: 29/11/2023
Startup Mỹ biến cánh turbine gió cũ thành bàn ghế

Startup Mỹ biến cánh turbine gió cũ thành bàn ghế

Canvus, startup ở bang Ohio, tái chế cánh turbine gió đã ngừng hoạt động thành các sản phẩm vừa hữu dụng, vừa có tính thẩm mỹ.

Đăng ngày: 28/11/2023
Tảng băng trôi lớn nhất hành tinh bắt đầu di chuyển

Tảng băng trôi lớn nhất hành tinh bắt đầu di chuyển

Các nhà khoa học hôm 24/11 cho biết tảng băng trôi lớn nhất thế giới đã lần đầu tiên di chuyển sau hơn 3 thập kỷ.

Đăng ngày: 28/11/2023
Đổ bê tông ngăn núi lửa phun trào có khả thi không?

Đổ bê tông ngăn núi lửa phun trào có khả thi không?

Đổ bêtông bịt miệng phun của núi lửa có thể cản trở sự thoát khí tự nhiên và làm tăng áp suất, dẫn đến một vụ phun trào bùng nổ.

Đăng ngày: 25/11/2023
Vì sao không khí lạnh tăng cường, miền Bắc không chuyển rét?

Vì sao không khí lạnh tăng cường, miền Bắc không chuyển rét?

Hôm nay (24/11), đợt không khí lạnh tăng cường bắt đầu ảnh hưởng đến thời tiết nước ta. Tuy nhiên, miền Bắc tiếp tục tăng nhiệt. Miền Trung hôm nay mưa dông rải rác. Nam Bộ mưa to vào chiều tối.

Đăng ngày: 24/11/2023
Peru mất hơn một nửa bề mặt sông băng sau 58 năm

Peru mất hơn một nửa bề mặt sông băng sau 58 năm

Trong 58 năm, 56,22% diện tích băng được ghi nhận vào năm 1962 tại Peru đã biến mất.

Đăng ngày: 24/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News