Đổ bê tông ngăn núi lửa phun trào có khả thi không?

Đổ bê tông bịt miệng phun của núi lửa có thể cản trở sự thoát khí tự nhiên và làm tăng áp suất, dẫn đến một vụ phun trào bùng nổ.

Bê tông có nhiệt độ nóng chảy khoảng 1.500 độ C, trong khi dung nham đạt mức nhiệt khoảng 870 độ C. Về mặt lý thuyết, nếu đổ lượng bê tông đủ nhiều vào miệng phun, người ta có thể bịt được núi lửa. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa đây là giải pháp tốt, IFL Science hôm 23/11 đưa tin. Thậm chí, đây có thể là một ý tưởng tồi tệ nếu xét đến cách hoạt động của núi lửa.


Dung nham chảy ra từ núi lửa Cumbre Vieja trên đảo La Palma, Tây Ban Nha. (Ảnh: Marcos del Mazo).

Các vụ phun trào xảy ra khi áp suất bên dưới bề mặt Trái đất tích tụ. Khi magma mỏng và lỏng, các loại khí có thể dễ dàng thoát ra từ đó và magma thường sẽ chảy ra khỏi núi lửa một cách nhẹ nhàng. Dù việc magma chảy tới khu dân cư không phải là điều tốt, ít nhất nó cũng chảy chậm rãi.

Trong khi đó, những vụ phun trào núi lửa bùng nổ gây ra mối nguy hiểm lớn hơn nhiều. Nếu magma dày và đặc, các loại khí không thể thoát ra dễ dàng. Áp lực tích tụ dần cho đến khi khí thoát ra một cách mạnh mẽ và nổ tung, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS).

Các vụ phun trào núi lửa bùng nổ có thể nguy hiểm và gây chết người. Núi lửa có thể phun ra những luồng mạt vụn núi lửa nóng từ sườn hoặc đỉnh núi. Lượng vật chất này tràn xuống sườn núi, phá hủy gần như mọi thứ trên đường đi. Việc đổ bê tông vào miệng núi lửa có thể dẫn đến thảm họa này.

Nếu dùng một lượng lớn bê tông để bịt miệng phun, hành động này cũng đã ngăn chặn một phương pháp thoát khí tự nhiên và giảm nhẹ áp suất của núi lửa, từ đó có thể biến hiện tượng dung nham chảy chậm thành một vụ phun trào bùng nổ, hoặc khiến một ngọn núi lửa vốn có khả năng bùng nổ giờ sẽ nổ với áp suất còn lớn hơn.

Những ngọn núi lửa như St Helens phát nổ với áp suất khổng lồ, khiến lượng bê tông đổ thêm trở thành mối nguy hiểm với sức khỏe vì chúng sẽ dễ phân tán ra xung quanh. Bụi từ bê tông có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến phổi, thậm chí ung thư.

Các chuyên gia từng có một cách sử dụng bê tông tốt hơn trong một vụ phun trào núi lửa Etna, đảo Sicily, Italy. Họ chuyển hướng dòng dung nham khỏi các khu dân cư bằng những khối bê tông. Tuy nhiên, USGS không chắc những khối này sẽ có tác dụng với một vụ nổ lớn hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Top 5 địa điểm bí ẩn trên Trái đất chờ được con người khám phá

Top 5 địa điểm bí ẩn trên Trái đất chờ được con người khám phá

Ngày nay, sự tiến bộ của công nghệ đã giúp con người thám hiểm những nơi xa xôi nhất trên Trái đất.

Đăng ngày: 27/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Những điều cần biết về vụ nổ thủy cung hình trụ lớn nhất thế giới tại Đức

Những điều cần biết về vụ nổ thủy cung hình trụ lớn nhất thế giới tại Đức

Ngày 16/12, thủy cung AquaDom nằm trong tiền sảnh khách sạn Radisson, thủ đô Berlin của Đức đã bất ngờ sụp đổ.

Đăng ngày: 22/03/2025
Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"

Đăng ngày: 20/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News