26 công ty hàng không vũ trụ phản đối thử tên lửa diệt vệ tinh
Các chuyên gia lo ngại tên lửa diệt vệ tinh tạo ra thêm nhiều mảnh vỡ tồn tại lâu dài trên quỹ đạo, đe dọa các chuyến bay vũ trụ...
26 công ty hàng không vũ trụ trên toàn cầu vừa ký một tuyên bố ủng hộ nỗ lực quốc tế nhằm chấm dứt "thử nghiệm diệt vệ tinh có tính hủy diệt" (ASAT). Mục tiêu của tuyên bố nhằm tiến tới một môi trường không gian an toàn hơn và bền vững hơn.
Các bên ký kết bao gồm một số tổ chức lớn, trong đó có Axiom Space - công ty đã tổ chức hai sứ mệnh đưa phi hành gia tư nhân tới Trạm vũ trụ quốc tế; và Planet - công ty thu thập dữ liệu quan sát Trái đất bằng cách sử dụng hàng trăm vệ tinh.
Đồ họa của NASA mô tả số lượng rác vũ trụ hiện đang quay quanh Trái đất - (Nguồn: NASA).
Vào tháng 4-2022, Mỹ cam kết không tiến hành các vụ thử tên lửa diệt vệ tinh phóng từ mặt đất (DA-ASAT) mang tính hủy diệt. Trong những thử nghiệm như vậy, một tên lửa được phóng từ mặt đất (hoặc từ tàu trên biển hoặc máy bay) sẽ nhắm bắn vào một vệ tinh đã chết hoặc sắp chết.
Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng các cuộc thử nghiệm ASAT đặt ra mối đe dọa đối với nhân loại, khi tạo ra thêm nhiều mảnh vỡ.
Tuyên bố mới đưa ra cho biết: “Những cuộc thử nghiệm này có thể tạo ra các mảnh vụn tồn tại lâu dài trên quỹ đạo, đe dọa tài sản các quốc gia, tàu vũ trụ thương mại, các chuyến bay vũ trụ và nhiều dịch vụ trên không gian mà con người sử dụng hằng ngày”.
Cũng theo tuyên bố, những mảnh vụn trong vũ trụ còn là mối đe dọa trực tiếp đối với hoạt động kinh tế và đổi mới trong tương lai trên quỹ đạo Trái đất thấp.
Nó sẽ làm tăng chi phí cho các hoạt động trên vũ trụ hiện tại và tương lai, đồng thời tạo ra sự không chắc chắn cho các nhà đầu tư và nhà khai thác.
Tháng 9-2022, Mỹ đưa ra nghị quyết về việc chấm dứt ASAT tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và đề nghị các quốc gia khác đưa ra cam kết tương tự.
Theo tổ chức về an toàn thế giới Secure World Foundation (SWF), hiện nay có 37 quốc gia tham gia vào nghị quyết này. Trong số đó, một số nước có hoạt động không gian mạnh như Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Vương quốc Anh.
Các hoạt động ASAT trực tiếp không chỉ là một mối đe dọa giả định. Ví dụ, vào năm 2007, Trung Quốc phá hủy một trong những vệ tinh chết của mình và tạo ra một đám mây mảnh vụn mới trên quỹ đạo Trái đất.
Nga cũng làm theo vào tháng 11-2021, phá hủy một tàu vũ trụ thời Liên Xô có tên Cosmos 1408, tạo ra hàng ngàn mảnh vụn trên quỹ đạo Trái đất.

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

NASA tìm ra "dấu hiệu sự sống" trên vật thể thấy được bằng mắt thường
Một "vườn ươm sao" huyền ảo mà bạn có thể nhìn thấy trên bầu trời những đêm không trăng vừa hé lộ thứ có thể là tín hiệu về sự ra đời của các hành tinh giống như Trái đất.
