Ý tưởng tàu điện chở hàng có thể tách rời toa và tự hành
Các cựu kỹ sư SpaceX đang phát triển một mẫu tàu điện chở hàng mới nhằm cải thiện hiệu quả và giảm khí thải của ngành đường sắt.
Lĩnh vực giao thông vận tải hiện là nguồn phát thải lớn nhất ở Mỹ, mặc dù vậy, đường sắt chỉ chịu trách nhiệm cho 2%. Các ước tính cho thấy cho thấy việc chuyển đổi vận tải đường bộ sang đường sắt có thể giúp giảm tới 75% lượng khí nhà kính. Bên cạnh đó, đường sắt còn là nơi thử nghiệm tuyệt vời cho các công nghệ tự lái vì chuyển động hạn chế của các đoàn tàu đồng nghĩa có ít khả năng xảy ra sự cố hơn.
Công ty Parallel Systems do ba cựu kỹ sư SpaceX sáng lập gần đây đã huy động được 49,55 triệu USD để phát triển các toa tàu chở hàng tự hành mới mà họ tin rằng không chỉ cải thiện
hiệu quả của ngành đường sắt mà còn giúp bảo vệ môi trường.
Một toa tàu Parallel Systems chảy thử nghiệm trên đường ray. (Ảnh: Parallel Systems)
"Chúng tôi thành lập Parallel để mở rộng thị trường cho ngành đường sắt, tăng cường sử dụng cơ sở hạ tầng và cải thiện dịch vụ, nhằm đẩy nhanh quá trình loại bỏ khí carbon trong vận chuyển hàng hóa. Mô hình kinh doanh của chúng tôi là cung cấp công cụ để chuyển đổi một số ngành công nghiệp vận tải đường bộ trị giá 700 tỷ USD hiện nay sang đường sắt. Hệ thống Parallel cũng có thể giúp giảm bớt khủng hoảng chuỗi cung ứng bằng cách cho phép vận chuyển hàng hóa ra vào bến thường xuyên với chi phí thấp", Matt Soule, đồng sáng lập và CEO của Parallel Systems, chia sẻ.
Soule rời SpaceX vào năm 2019 sau 13 năm làm việc. Cùng với hai cựu kỹ sư SpaceX khác là John Howard và Ben Stabler, ông bắt đầu kết hợp phần mềm và phần cứng hiện đại với công nghệ đường sắt hiện có.
Trở về tháng 9 năm ngoái, nhà sản xuất tàu Wabtec đã tiết lộ đầu máy chạy bằng pin đầu tiên trên thế giới với sức mạnh gấp 100 lần ôtô điện của Tesla. Tuy nhiên, các toa tàu tự hành của Parallel System lại nổi bật nhờ khả năng tách rời và di chuyển theo các hướng khác nhau khi chạy trên đường ray. Mỗi toa sẽ được cấp nguồn điện riêng với phạm vi hoạt động khoảng 800km và chỉ mất khoảng một giờ để sạc đầy.
Mô phỏng hoạt động của tàu Parallel Systems. (Video: Parallel Systems)
Giải pháp của Parallel System sử dụng vật liệu nhẹ hơn và có thiết kế khí động học hơn, nhờ đó tiết kiệm năng lượng hơn tàu hàng truyền thống. Trong một thông cáo báo chí, công ty cho biết mỗi toa tàu của hãng chỉ tiêu tốn năng lượng bằng 25% so với một chiếc xe moóc kéo, nhưng có thể chở trọng tải nặng gấp đôi, lên tới 58 tấn.
Parallel System cho biết thêm rằng phương tiện của họ sẽ được trang bị các cảm biến tiên tiến có khả năng phát hiện nhanh chóng chướng ngại vật trên đường ray. Điều này kết hợp với hệ thống phanh tự động dự phòng nhanh gấp 10 lần so với tàu truyền thống sẽ mang đến giải pháp giao thông an toàn hơn. Công ty tin rằng những lợi ích về tính hiệu quả và độ an toàn như vậy có thể thuyết phục các đơn vị liên quan chuyển đổi vận tải đường bộ sang đường sắt.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
