1/5 hệ gene người là gene giả

Theo tạp chí Nucleic Acids Research, trong hệ gene của con người, lượng thông tin được mã hóa có thể ít hơn 20% so với mức đánh giá trước đây. Trong một nghiên cứu mới, một nhóm khoa học quốc tế đã chứng minh được rằng chỉ có 80% số gene trong ADN của con người là thực sự mã hóa một protein nào đó và 20% còn lại đã mất khả năng này.

Trong bộ gene người có 23 cặp nhiễm sắc thể, còn trong các nhiễm sắc thể có khoảng 28.000 gene. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng đều mang thông tin di truyền, cần thiết cho quá trình tổng hợp protein. Một số gene thực hiện vài loại chức năng phụ trợ, trong khi những gene khác không làm gì cả.

1/5 hệ gene người là gene giả
1/5 hệ gene người là gene giả, nghĩa là chúng không mã hóa bất kỳ protein nào - (Ảnh: Flickr)

Các đoạn gene này được gọi là gene giả (pseudogene) - chúng phát triển từ các gene thông thường, nhưng trong quá trình tiến hóa và nhiều đột biến, chúng mất khả năng mã hóa protein. Một nhóm khoa học Tây Ban Nha, Anh và Mỹ đã phát hiện ra rằng 1/5 bộ gene của con người là các gene giả không có chức năng.

Các tác giả đã so sánh các cơ sở dữ liệu từ 3 dự án nghiên cứu hệ gene khác nhau: GENCODE / Ensembl, RefSeq và UniProtKB. Tổng cộng, các nhà khoa học đã tìm thấy 22.210 gene mang thông tin về một protein nào đó. Nhưng chỉ có 19.446 trong số đó là có ở trong cả 3 cơ sở dữ liệu. Sau đó, các nhà nghiên cứu bắt đầu phân tích 2.764 gene còn lại và phát hiện ra rằng hầu như tất cả chúng đều là gene giả, nghĩa là chúng không mã hóa bất kỳ protein nào. Hơn nữa, con số này còn có thêm 1.470 gene, từng được nêu trong cả 3 cơ sở dữ liệu.

Tổng cộng, các nhà khoa học đã tìm thấy 4.234 gene giả. Thông tin này đã được thêm vào cơ sở dữ liệu của dự án quốc tế GENCODE. Bây giờ, các nhà khoa học sẽ phải xác minh dữ liệu này bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng từng loại gene giả được phát hiện.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Hợp chất CBD chiết xuất từ cây cần sa có thể kiềm chế bệnh rối loạn tâm thần?

Hợp chất CBD chiết xuất từ cây cần sa có thể kiềm chế bệnh rối loạn tâm thần?

Các nhà nghiên cứu của trường đại học King's College lần đầu tiên phát hiện rằng CBD - hợp chất không gây độc trong cần sa, có thể làm giảm các triệu chứng tâm thần.

Đăng ngày: 04/09/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News