1 nắm đậu đen vài ngàn đồng có thể trị khỏi những bệnh này mà không cần dùng thuốc tây

Người xưa vẫn thường ví "một nắm đậu đen tốt như thang thuốc bổ" là bởi loại hạt quen thuộc, giá bán chỉ vài chục ngàn 1kg này có thể trị rất nhiều bệnh.

Khi muốn tẩm bổ cho cơ thể hoặc chữa bệnh, nhiều người thường nghĩ ngay đến thuốc bổ. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc vừa tốn kém lại không hề tốt cho sức khỏe. Trong thực tế, có rất nhiều thực phẩm tự nhiên có tác dụng chữa bệnh, ví dụ như hạt đậu đen.

Theo các sách dinh dưỡng, trong đậu đen có chứa hàm lượng cao protein 24,4g%, lipid 1,7g%, glucid 53,3g% và rất nhiều axit amin thiết yếu. Ngoài ra, đậu đen còn chứa rất nhiều vitamin quan trọng như vitamin A - 5mg, B1 - 0,5mg, B2 - 0,21mg.

1 nắm đậu đen vài ngàn đồng có thể trị khỏi những bệnh này mà không cần dùng thuốc tây

Với những thành phần dinh dưỡng trên, đậu đen đem lại nhiều tác dụng như bổ thận, bổ máu, điều trị thận yếu, mặt sưng phù, phong thấp tê liệt, thấp khớp hoặc bệnh lở loét… Phụ nữ dùng lâu ngày da sẽ hồng hào, sáng mịn.

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y, hạt đậu đen không có độc tính, vị ngọt, tính mát. Có tác dụng trừ phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi niệu… Không chỉ là thực phẩm dùng hàng ngày mà trong Đông y, đậu đen còn được sử dụng như 1 vị thuốc trị đau bụng, chữa phong thấp, tê thấp, chân tay co rút, chữa liệt dương, mắt mờ, đái tháo đường, chống bạc tóc…

Trong sách Nam dược thần hiệu của danh y Tuệ Tĩnh đã chỉ ra một số bài thuốc trị bệnh bằng đậu đen, rất đơn giản và mọi người có thể tự áp dụng tại nhà.

1 nắm đậu đen vài ngàn đồng có thể trị khỏi những bệnh này mà không cần dùng thuốc tây
Hạt đậu đen không có độc tính, vị ngọt, tính mát, có tác dụng trừ phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi niệu…

  • Chữa bỗng dưng lưng sườn đau nhức: Dùng đậu đen 200g ngâm với khoảng 1 lít rượu khoảng 3 tháng uống sẽ có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
  • Chữa phong thấp, tê thấp, chân tay co rút: Lấy đậu đen đi đồ, ủ cho lên mốc rồi lại đồ và phơi 9 lần để tạo ra đậu sị. Mang đậu sị đi ngâm rượu uống sẽ trị khỏi các bệnh trên.
  • Chữa liệt dương: Dùng 200g đậu đen sao già, đổ khoảng 1 lít rượu vào ngâm uống.
  • Chữa can hư, mắt mờ, ra gió thì chảy nước mắt: Dùng đậu đen đồ chín, cho vào mật con bò đực, phơi gió cho khô, uống mỗi lần 27 hạt.
  • Chữa tiêu khát (đái đường) do thận hư: Dùng đậu đen sao chín, thiên hoa phấn, hai vị lượng bằng nhau đem đi tán bột mịn, hoàn viên. Mỗi lần uống 50 viên, ngày 2-3 lần với nước sắc đậu đen.
  • Trị đau lưng: Đậu đen 100g, giã giập, cho vào ít giấm xào cho nóng lên để âm ấm, đắp vào vùng lưng đau, có thể để qua đêm. Hay đậu đen 50g, đuôi heo hoặc đuôi bò 1 cái. Hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi tuần ăn 2-3 lần, kết quả khá tốt.

Một số lưu ý khi sử dụng đậu đen

Dù đậu đen là loại thực phẩm tuyệt vời dành cho sức khỏe và làm đẹp nhưng lương y Bùi Đắc Sáng khuyến cáo loại thực phẩm này cần phải được sử dụng phù hợp liều lượng và từng đối tượng.

  • Một số đối tượng không nên dùng đậu đen vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe: Người có cơ thể hàn lạnh, đang dùng thuốc chữa bệnh, người già và trẻ nhỏ có thể trạng yếu, người mắc bệnh thận...

1 nắm đậu đen vài ngàn đồng có thể trị khỏi những bệnh này mà không cần dùng thuốc tây
Loại thực phẩm này cần phải được sử dụng phù hợp liều lượng và từng đối tượng.

  • Tránh sử dụng quá nhiều đậu đen trong 1 lúc: Theo lương y Sáng, không thể dùng loại nước này để thay thế cho nước uống hàng ngày bởi sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ trong những ngày nắng nóng mẹ dùng nước đậu đen cho con uống thay nước có thể khiến cho trẻ không hấp thu được dinh dưỡng dẫn tới thấp còi, suy dinh dưỡng.
  • Không nên kết hợp đậu đen với rau bina, sữa, dầu thầu dầu, ngũ sâm…
  • Phụ huynh cần tránh cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi dùng nước đậu đen: Trẻ trên 1 tuổi sử dụng ở mức vừa phải.

Ai không nên uống nước đậu đen?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Pháo sáng chứa hóa chất độc hại cho hệ hô hấp gây khó thở và phù các mao mạch làm tắt đường thở.

Đăng ngày: 12/09/2019
Mắc hội chứng hiếm gặp, cô gái nghe được tiếng máu chảy trong huyết quản

Mắc hội chứng hiếm gặp, cô gái nghe được tiếng máu chảy trong huyết quản

Gemma Cairns, một cô gái 32 tuổi đến từ Scotland không thể nhớ lần cuối cùng có được sự yên tĩnh tuyệt đối là khi nào. Ngay cả khi không có tiếng động bên ngoài, cô vẫn nghe được những âm thanh diễn ra bên trong cơ thể mình như tiếng máu chảy trong huyết quản hay tiếng mắt chuyển động.

Đăng ngày: 11/09/2019
Thuốc thiamin (vitamin B1) là gì?

Thuốc thiamin (vitamin B1) là gì?

Vitamin B1 là một hợp chất sulfur hữu cơ, còn gọi là thiamin ở dạng tinh thể màu trắng, là loại vitamin tan trong nước, cần thiết cho quá trình trao đổi chất bao gồm glucose, axit amin và lipid và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Đăng ngày: 11/09/2019
5 nhóm người không nên ăn chôm chôm kẻo sinh bệnh, rước họa vào thân

5 nhóm người không nên ăn chôm chôm kẻo sinh bệnh, rước họa vào thân

Dù rất thơm ngon, bổ dưỡng xong những nhóm đối tượng dưới đây không nên ăn chôm chôm vì có thể đe dọa sức khỏe, khiến bệnh tình thêm trầm trọng.

Đăng ngày: 11/09/2019
Cetirizin Hydroclorid - Tác dụng, liều dùng thuốc an toàn

Cetirizin Hydroclorid - Tác dụng, liều dùng thuốc an toàn

Cetirizin Hydroclorid được chỉ định điều trị bệnh lý gì? Liều dùng thuốc như thế nào? Trước khi dùng thuốc an toàn mọi người cần phải giải đáp được những thắc mắc trên.

Đăng ngày: 10/09/2019
13 nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ không ngứa

13 nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ không ngứa

Nổi mẩn đỏ không ngứa là triệu chứng mà nhiều người gặp phải. Khi bị dấu hiệu này, bạn thường rất lo lắng, không biết vì sao mình bị vậy?

Đăng ngày: 10/09/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News