1% người giàu nhất thế giới phát thải khí nhà kính nhiều gấp đôi 50% người nghèo

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra, khoảng 1% người giàu nhất thế giới là những người sẽ phải chịu trách nhiệm cho lượng phát thải khí nhà kính nhiều hơn gấp đôi so với một nửa dân số nghèo trên thế giới (khoảng 3,1 tỷ người).

Mặc dù lượng khí thải carbon đã giảm mạnh do đại dịch, thế giới vẫn đang trên đà ấm lên vài độ trong thế kỷ này, đe dọa các quốc gia nghèo và đang phát triển khi phải hứng chịu hàng loạt thảm họa thiên nhiên.

Một phân tích do tổ chức phi lợi nhuận Oxfam thực hiện cho thấy, lượng khí thải hàng năm đã tăng lên 60% trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2015. Trong đó, các quốc gia giàu có phải chịu trách nhiệm chính vì họ đã làm cạn kiệt gần 1/3 "ngân sách carbon" được phép phát thải của Trái đất.

1% người giàu nhất thế giới phát thải khí nhà kính nhiều gấp đôi 50% người nghèo
Các quốc gia giàu có đã làm cạn kiệt gần 1/3 "ngân sách carbon" được phép phát thải của Trái đất.

Ngân sách carbon được hiểu là giới hạn phát thải khí nhà kính tích lũy của nhân loại trước khi khiến nhiệt độ vượt qua ngưỡng giới hạn và gây ra các thảm họa tàn khốc không thể tránh khỏi.

Người giàu vô tư phát thải và người chịu hậu quả là người nghèo

Nghiên cứu do Viện Môi trường Stockholm, Thụy Điển tiết lộ, 63 triệu người giàu (khoảng 1%) chiếm tới 9% ngân sách carbon kể từ năm 1990 tới nay. Phân tích đặc biệt nhấn mạnh về tình trạng bất bình đẳng về lượng phát thải carbon ngày càng lớn. Cụ thể, lượng phát thải carbon của 1% số người giàu cao hơn gấp 3 lần tỷ lệ phát thải của 50% số người nghèo nhất trên Trái đất.

Tim Gore, người đứng đầu bộ phận chính sách, vận động và nghiên cứu tại Oxfam International chia sẻ với AFP: "Tình trạng bất bình đẳng kinh tế cực đoan không chỉ gây chia rẽ trong xã hội mà còn làm chậm tốc độ giảm nghèo. Có một cái giá phải trả, đó là nguồn ngân sách carbon đang bị cạn kiệt khoảng 1/3 chỉ vì phục vụ mục đích làm giàu của họ. Và tất nhiên điều đó càng tác động tồi tệ hơn tới những người nghèo và ít phát thải nhất".

Thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015 đưa ra cam kết, yêu cầu các quốc gia hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu "thấp hơn" 2 độ C so với thời tiền công nghiệp.

Nhưng lượng khí thải vẫn tiếp tục tăng kể từ đó tới nay. Một số phân tích đã cảnh báo rằng, nếu nền kinh tế toàn cầu không tái cấu trúc lại, ưu tiên tăng trưởng xanh thì việc đại dịch COVID-19 phần nào giảm lượng phát thải sẽ chỉ như muối bỏ bể.

Dù nhiệt độ trung bình toàn cầu mới chỉ tăng lên 1 độ C cho đến nay nhưng Trái đất đang phải đối mặt với đủ mọi thiên tai từ cháy rừng, hạn hán đến siêu bão và nguy cơ nước biển dâng.

Ông Gore cho biết, chính phủ các nước phải đặt ra những thách thức kép, bao gồm biến đổi khí hậu và bất bình đẳng vào trọng tâm của bất kỳ kế hoạch phục hồi kinh tế hậu Covid-19 nào.

1% người giàu nhất thế giới phát thải khí nhà kính nhiều gấp đôi 50% người nghèo
Trái đất đang phải đối mặt với đủ mọi thiên tai từ cháy rừng, nước biển dâng đến siêu bão...

Gore nhấn mạnh: "Rõ ràng là mô hình tăng trưởng kinh tế thâm dụng carbon và bất bình đẳng trong 20-30 năm qua đã không mang lại lợi ích cho một nửa nhân loại nghèo nhất. Đó là một sự phân chia sai lầm khi cho rằng, chúng ta phải lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế và khắc phục tình trạng khủng hoảng khí hậu".

Trả lời về báo cáo của Oxfam, Hindou Oumarou Ibrahim, một nhà hoạt động môi trường và là chủ tịch của Hiệp hội Phụ nữ và Người bản địa Chad cho rằng, không thể giải quyết biến đổi khí hậu nếu như không ưu tiên giải quyết bất bình đẳng kinh tế trước.

Ibrahim cho rằng, những người dân nghèo từ lâu đã phải gánh chịu tác động của sự tàn phá môi trường. Và bây giờ là lúc thích hợp để thế giới lắng nghe và tìm cách giải quyết vấn đề bất bình đẳng kinh tế.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khí hậu bất thường khiến số người chết trong Thế chiến I tăng mạnh hơn

Khí hậu bất thường khiến số người chết trong Thế chiến I tăng mạnh hơn

Các nhà khoc học tại Viện Biến đổi khí hậu Harvard kết luận sự bất thường của khí hậu khiến số người chết trong Thế chiến I tăng lên đáng kể.

Đăng ngày: 28/09/2020
Hồ nước đặc biệt nằm lưng chừng giữa trời và vực biển

Hồ nước đặc biệt nằm lưng chừng giữa trời và vực biển

Nằm chênh vênh tại vách đá dựng đứng trên mặt nước biển, hồ Leitisvatn trở thành điểm đáng tham quan nhất tại quần đảo Faroe.

Đăng ngày: 26/09/2020
Bão nhiệt đới

Bão nhiệt đới "xác sống" cực hiếm xuất hiện

Sau gần một tuần làm mưa làm gió, cơn bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và theo lý thuyết nó sẽ tiếp tục suy yếu rồi tan nhanh. Nhưng thực tế lại đem đến điều bất ngờ.

Đăng ngày: 24/09/2020
Bão Noul làm vỡ một phần hòn đảo ở Thái Lan

Bão Noul làm vỡ một phần hòn đảo ở Thái Lan

Gần 20% diện tích một hòn đảo trong Công viên Biển Quốc gia Mu Ko Angthong, Thái Lan, đã bị tách ra khỏi đảo chính.

Đăng ngày: 23/09/2020
Bí ẩn hồ nước Siberia chuyển màu hồng khác lạ vào dịp hè

Bí ẩn hồ nước Siberia chuyển màu hồng khác lạ vào dịp hè

Những hình ảnh ghi lại cho thấy nước trong hồ Burlinskoye, Siberia bất ngờ chuyển sang màu đỏ như máu khác lạ.

Đăng ngày: 18/09/2020
Bão số 5 đang áp sát đất liền, lốc xoáy giật tung mái nhà ở Hà Tĩnh

Bão số 5 đang áp sát đất liền, lốc xoáy giật tung mái nhà ở Hà Tĩnh

Dự báo trong 1-2 tiếng nữa bão số 5 sẽ đi vào đất liền, trọng tâm rơi vào Quảng Trị - Thừa Thiên Huế với cường độ cấp 7-8.

Đăng ngày: 18/09/2020
Bão số 5 ảnh hưởng thế nào đến Hà Nội, TP.HCM?

Bão số 5 ảnh hưởng thế nào đến Hà Nội, TP.HCM?

Quỹ đạo bão tại khu vực miền Trung sẽ kích động gió Tây Nam mạnh lên, gây mưa lớn tại TP.HCM từ 17/9 đến tối 19/9.

Đăng ngày: 17/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News