10 điều chưa biết về cuộc sống trong vũ trụ

Có bao giờ bạn tự hỏi, cuộc sống trên vũ trụ khác cuộc sống trên mặt đất của chúng ta ra sao? Câu trả lời là những bí mật nho nhỏ nhưng vô cùng thú vị...

1. Nhiều người biết và đoán ra được rằng trong vũ trụ bất cứ chất lỏng nào cũng có khuynh hướng nổi lên bề mặt. Tính chất ấy làm cho những người lên vũ trụ bị phù mặt, tắc mũi… Và cũng vì thế, xương bị mất canxi, cơ bị teo, thận bị suy, ruột hoạt động chậm đi, nhưng tim lại đập nhanh lên.

2. Sống trong vũ trụ, chiều cao của chúng ta tăng lên. Nguyên nhân là tình trạng không trọng lượng làm áp suất tác động lên cột sống giảm đi. Chiều cao trung bình của những nhà du hành vũ trụ khi ở trên quỹ đạo tăng trung bình 5cm.

3. Theo kết quả một nghiên cứu tiến hành năm 2001, nếu ai thường bị ngủ ngáy khi sống dưới đất thì lên vũ trụ “bệnh ngáy” sẽ tự khỏi. Sống trên quỹ đạo ngủ sẽ rất thính. Lý do là mỗi ngày có tới 16 lần mặt trời mọc, phá huỷ nhịp sinh học vốn có của mọi người.

4. Các nhà du hành Mỹ thường dùng nhạc để đánh thức mình dậy theo điệu nhạc tự chọn, từ trung tâm theo dõi tại Houston. Nhưng nếu là phi hành đoàn quốc tế, thì họ dùng đồng hồ báo thức.

5. Những nhà du hành nữ bị cấm độn ngực vì trong vũ trụ nó có thể nổ.

6. Các nhà du hành cũng có muối và tiêu để thêm vào thức ăn cho hợp khẩu vị nhưng ở dưới dạng lỏng vì dưới dạng bột nghiền chúng sẽ bay loạn xạ trong khoảng không gian không có không khí nên có thể bị rơi vào bộ máy hô hấp gây nguy hiểm khi thở.

7. Khi bước ra ngoài vũ trụ, chẳng may bộ quần áo bay không giữ được độ kín, tuyệt đối cấm thở vì phổi có thể bị nổ tung. Người ta không thể sống nếu trong máu không có oxi nhưng có thể nhịn thở trong vòng 2 phút trong chân không. Trong chân không, độ ẩm trong khoang mũi, mắt và lưỡi bay hơi rất nhanh.

8. Sau khi trở về Trái đất, nhà du hành vũ trụ phải tích cực vận động vì trong thời gian sống trên vũ trụ, họ bị teo cơ do áp suất thấp và không có trọng lực. Họ đi lại như một trẻ đang chập chững tập đi, dễ mất thăng bằng và thường xuyên ngã.

9. Chưa một nhà du hành vũ trụ nào bị chết khi đang bay trên quỹ đạo, nhưng 18 người đã bị hy sinh do tai nạn khi đang phóng lên hoặc quay về Trái đất.

10. Trái đất trong hệ Mặt trời có một hành tinh sinh đôi. Hành tinh ấy là vệ tinh của Sao Thổ (Saturn) có tên gọi là Titan. Những thăm dò ban đầu thấy trên Titan có sông ngòi, biển cả, đại dương và núi lửa. Cũng như Trái đất, Titan có bầu khí quyển dày đặc chứa 75% nitơ. Khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời tỷ lệ thuận với khoảng cách giữa Titan và sao Thổ. Tỷ lệ khối lượng giữa Trái đất và Mặt trời cũng bằng tỷ lệ khối lượng giữa Titan và sao Thổ.

Giả sử có lên được Titan, chẳng ai lại nghĩ rằng mình sẽ nhảy ùm xuống sông và biển để tắm vì dưới đó chỉ có metan và propan. Núi lửa ở Titan khác với núi lửa Trái đất vì chúng đông cứng. Metan, propan và nước đóng băng cũng là thành phần của khí quyển. Các nhà khoa học cho rằng trên Titan có sự sống dưới dạng đơn giản nhất và cả vi khuẩn nữa nhưng chỉ ở trong các đại dương khổng lồ gồm 90% là nước, nằm dưới bề mặt của Titan.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News