180 tấn chì của nhà thờ Đức Bà Paris sau hỏa hoạn đã bay đi đâu?

Lượng chì của phần nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy vào ngày 15/4/2019 lên đến 180 tấn. Tuy nhiên, người ta không tìm thấy vết tích nào của kim loại này ngay sau trận hỏa hoạn. Vậy lượng chì này bay đi đâu?

Nhà thờ Đức Bà Paris được khởi công vào năm 1163, khi chì đang là một trong những vật liệu xây dựng phổ biến. Không kể các đường ống, chì còn được dùng để lợp mái và chóp tháp nhà thờ với 1.326 miếng dày 5mm, nặng 210 tấn.

180 tấn chì của nhà thờ Đức Bà Paris sau hỏa hoạn đã bay đi đâu?
Vụ hỏa hoạn ở Nhà thờ Đức bà Paris được coi là một thảm họa tồi tệ cho văn hóa nghệ thuật thế giới.

180 tấn chì của nhà thờ Đức Bà Paris sau hỏa hoạn đã bay đi đâu?
Nhà thờ Đức Bà Paris chìm trong hỏa hoạn.

Sau vụ cháy, 180 tấn chì biến mất không dấu vết nhưng mật của những con ong làm tổ trong nhà thờ hoặc vùng lân cận lại chứa rất nhiều chì.

Các nhà nghiên cứu của ĐH British Columbia (Canada), Viện Vật lý địa cầu Paris và Công ty Beeopic vừa công bố lời giải cho bí mật này trên tạp chí Environmental Science & Technology Letters.

Bình thường, chì nóng chảy ở 327,50C. Đám cháy ở nhà thờ Đức Bà Paris có nhiệt độ cao hơn nên đã chuyển chì kim loại thành khí dung ôxit chì và phân tán trong không khí theo gió.

Phân tích 36 mẫu thu thập vào tháng 7/2019 tại Paris và vùng phụ cận, các nhà khoa học nhận thấy có 0,08 microgam chì trong 1 gam mật ong ở những nơi cách nhà thờ Đức Bà Paris không quá 5km về hướng tây.

Trong khi ấy, hàm lượng chì trong 1 gam mật ong ở Paris trước vụ hỏa hoạn hoặc ở vùng phụ cận khác sau hỏa hoạn chỉ dao động từ 0,002 đến 0,009 microgam.

Tuy nhiên, hàm lượng chì này không gây nguy hiểm cho loài ong và vẫn nằm trong giới hạn an toàn của Liên minh châu Âu (không quá 0,1 microgam trong 1 gam sản phẩm). Như vậy, chì đã "bay" và phân tán trong không khí theo nghĩa đen.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Amoni nitrat là gì mà gây cháy nổ kinh hoàng?

Amoni nitrat là gì mà gây cháy nổ kinh hoàng?

Vụ nổ kho chứa 2.750 tấn phân bón khiến gầm trăm người chết và hàng ngàn người bị thương, bắt nguồn từ hợp chất hóa học amoni nitrat.

Đăng ngày: 05/08/2020
Chuyên gia vũ khí hạt nhân giải thích tại sao vụ nổ ở Lebanon không phải bom nguyên tử

Chuyên gia vũ khí hạt nhân giải thích tại sao vụ nổ ở Lebanon không phải bom nguyên tử

Vụ nổ ở Beirut (Lebanon) đã tạo ra một đám mây hình nấm khổng lồ và làm sóng lan tỏa có thể nhìn thấy bằng mắt, nhưng nó vẫn chưa có các yếu tố đặc trưng nhất của một vụ nổ gây ra bởi vũ khí hạt nhân như bom nguyên tử.

Đăng ngày: 05/08/2020
Bí ẩn gia tộc kinh doanh giàu có và kín tiếng nhất mọi thời đại, từng nắm giữ hơn 1.000 tỷ USD tài sản khắp thế giới

Bí ẩn gia tộc kinh doanh giàu có và kín tiếng nhất mọi thời đại, từng nắm giữ hơn 1.000 tỷ USD tài sản khắp thế giới

Trải qua thời gian, cùng với sự góp sức của 5 người con trai, ông Mayer Rothschild đã biến Rothschild thành một gia tộc kinh doanh giàu có nhất mọi thời đại với hệ thống ngân hàng trải dài khắp châu Âu.

Đăng ngày: 05/08/2020
Huyết mạch khổng lồ 2.300km của Mỹ có nguy cơ

Huyết mạch khổng lồ 2.300km của Mỹ có nguy cơ "bốc hơi" hoàn toàn: Điều gì đang diễn ra?

Đây là thực trạng mà nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới phải đối mặt.

Đăng ngày: 05/08/2020
Thợ mỏ hóa

Thợ mỏ hóa "triệu phú sau 1 đêm" lại bán được đá quý 2 triệu USD

Thợ mỏ ở Tanzania bỗng thành triệu phú hồi tháng 6 nhờ tìm được và bán hai viên đá quý Tanzanite trị giá 3,4 triệu USD, lại vừa bán viên đá quý 2 triệu USD nữa.

Đăng ngày: 05/08/2020
Đây là 15 biểu tượng may mắn đại diện cho các quốc gia từ khắp thế giới

Đây là 15 biểu tượng may mắn đại diện cho các quốc gia từ khắp thế giới

Thường khi nhắc đến biểu tượng của sự may mắn, khá nhiều người trong chúng ta sẽ nghĩ đến cỏ ba lá, cỏ bốn lá, mèo thần tài,… nhưng hẳn là những biểu tượng may mắn sau đây sẽ khiến anh em không ngờ…

Đăng ngày: 04/08/2020
Trái Đất qua ảnh chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế

Trái Đất qua ảnh chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế

Những bức ảnh tuyệt đẹp về Trái Đất được các phi hành gia chụp trong sứ mệnh lịch sử giữa NASA và SpaceX.

Đăng ngày: 04/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News