2 bản sao Trái đất đâm sầm vào nhau, bắn mảnh vỡ khắp không gian

Thảm kịch hành tinh Theia to cỡ sao Hỏa lao thẳng vào Trái đất vài tỉ năm trước đã lặp lại ở một hệ mặt trời khác.

Con người luôn lo lắng về sự tấn công của các thiên thạch. Một tiểu hành tinh ước tính hơn 10km đã giết chết loài khủng long và gây đại tuyệt chủng rộng khắp. Nhưng trong vũ trụ còn một loại thảm họa khủng khiếp hơn: cuộc tấn công của một hành tinh thực sự.

Nghiên cứu của nhà khoa học Alycia Weinberger từ Viện Khoa học Carnegie (Mỹ) và các cộng sự đã phân tích bức tranh toàn cảnh về một thảm họa kiểu như thế. Trong một hệ hành tinh khác mang tên BD +20 307 10, có 2 hành tinh cùng loại và to như Trái đất vừa đâm sầm vào nhau, tung ra không gian vô số bụi và mảnh vụn nóng bỏng.


2 hành tinh giống Trái đất vừa đâm sầm vào nhau, bắn mãnh vỡ khắp vũ trụ - (ảnh đồ họa của NASA dựa trên dữ liệu của SOFIA)
.

Trước đó, họ đã dùng dữ liệu từ Đài quan sát Địa tầng Thiên văn học hồng ngoại (SOFIA) để kiểm tra hệ hành tinh nói trên.

Từ 10 năm trước, dấu vết của một thảm họa không gian là một đám mây bụi ấm bất thường đã được tìm thấy. Nó nóng hơn gấp 10 lần Vành đai Kuiper của Hệ Mặt trời, chứng tỏ đó không phải là một tập hợp những tiểu hành tinh lang thang. Hiện nay, đám mây đã dày đặc hơn đến 10%.

Chính đám mây đó đã hé lộ vụ va chạm tàn khốc của 2 vật thể lớn ngoài sức tưởng tượng, mà theo các kết quả phân tích, đó là 2 ngoại hành tinh đá to như Trái đất. Vụ va chạm chủ chốt còn có thể dẫn đến nhiều va chạm nhỏ hơn bởi đám mảnh vỡ nóng bỏng mà 2 hành tinh này khi vỡ tung đá bắn ra ngoài không gian.

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa biết số phận cuối cùng của 2 hành tinh.

Những thảm họa không gian dạng này chưa hẳn là sự chết chóc. Khoảng 4-4,5 tỉ năm trước, trái đất từng hứng chịu một thảm họa tương tự: một hành tinh giả thuyết mang tên Theia, to bằng sao Hỏa đã đâm sầm vào hành tinh chúng ta. Từ 2 quả cầu lạnh giá, chúng biến thành một cơ thể nóng bỏng.

Một số nghiên cứu cho rằng khi va chạm, chính Theia đã mang mầm sự sống đến Trái đất và cũng chính nó tạo ra những thay đổi cần thiết để hành tinh của chúng ta có những phản ứng tạo ra sự sống đầu tiên. Trái đất sống sót và thay đổi tốt hơn, nhưng Theia lại bị "nuốt" hoàn toàn, hòa nhập những gì còn lại với Trái đất. Một số mảnh vỡ của cả 2 hành tinh khi va chạm đã văng ra, tụ lại thành Mặt trăng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News