20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

Hiểu biết là bước đầu tiên để chấp nhận sự thật… rằng ta đã say.

1. Khi uống rượu, chất cồn chủ yếu được hấp thụ thông qua thành ruột non và phân tán khắp cơ thể qua đường máu. Tốc độ hấp thụ phụ thuộc lượng bia rượu nạp vào và lượng thức ăn đã ăn trước đó.

20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

2. Một phần cồn sẽ đi tới não, và ảnh hưởng đến các chất truyền dẫn thần kinh mà các tế bào não sử dụng để giao tiếp như glutamate và GABA.

20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

3. Giao tiếp giữa các tế bào thần kinh trở nên chậm hơn nên nhận thức về sự việc xung quanh cũng ít hơn.

20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

4. Suy nghĩ được điều chỉnh nhờ vào sự gia tăng chất dẫn truyền thần kinh GABA.

20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

5. Suy nghĩ trở nên rõ ràng, nhưng không nhiều lắm.

20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

6. Khi nồng độ cồn trong máu tăng lên, bạn có thể nói chậm lại một chút và gặp rắc rối với sự thăng bằng, độ linh hoạt và sự chú ý.

20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

7. Càng nhiều cồn, những điều này càng tồi tệ. Đến cuối cùng bạn sẽ quên hoàn toàn vào ngày hôm sau. Việc lãng quên này cũng có thể là điều tốt.

20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

8. Và tất nhiên, kỹ năng ra quyết định có thể không bị ảnh hưởng chút nào vào thời điểm này.

20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

9. Uống rượu không hoàn toàn xấu! Uống một chút trước khi đi ngủ đã được chứng minh là giúp ngủ nhanh hơn và tăng độ sâu trong nửa đầu giấc.

20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

10. Mặc dù điều đó có nghĩa là bạn có thể sẽ ngủ chập chờn hơn trong nửa giấc sau.

20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

11. Ngày tiếp theo đầy nôn nao. Sự mất nước, giải rượu, và các chất độc được tạo ra khi gan phân hủy rượu đều góp phần mang lại cảm giác tồi tệ cho cơ thể sau một đêm thăng hoa.

20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

12. Khi uống rượu, cơ thể sẽ bài tiết nhiều chất lỏng hơn bình thường, do đó gây mất nước.

20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

13. Cồn khiến cho các mạch máu nở ra, gây ra chứng đau đầu. Và nó cũng kích thích niêm mạc dạ dày nữa.

20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

14. Chất cồn được xử lý trong gan, tạo ra một loại hoạt chất độc hại có tên acetaldehyde. Nếu tăng tốc độ uống, chất này sẽ bị vỡ ra ngay lập tức.

20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

15. Nếu uống quá nhiều, cơ thể không thể xử lý tất cả acetaldehyde sẽ khiến nó sẽ tích tụ dần, dẫn đến đau đầu, buồn nôn và ói mửa.

20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

16. Để giảm bớt nôn nao cần hạn chế sự mất nước. Tốt nhất là nên uống theo công thức một cốc rượu - một cốc nước lọc. Nếu không thể kiểm soát điều này trong cuộc nhậu, ít nhất hãy uống một ít nước trước khi đi ngủ.

20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

17. Rượu có màu tối như whisky có chứa nhiều độc tố là sản phẩm của quá trình lên men, hơn là loại rượu sáng màu như vodka. Những độc tố này dễ khiến cơ thể cảm thấy nôn nao nhiều hơn.

20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

18. Lượng đường trong máu có thể giảm, vì vậy hãy ăn sáng tươm tất vào ngày hôm sau.

20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

19. Tốt hơn hết là nên ăn trước khi uống. Chất béo có thể giúp làm chậm quá trình hấp thụ cồn.

20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

20. Thêm một chút (rất nhỏ) rượu vào ngày hôm sau sẽ làm giảm bớt các triệu chứng trong một khoảng thời gian, nhưng tất cả những triệu chứng khó chịu sẽ xảy ra là không thể tránh khỏi.

20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

Và tình trạng nôn nao đến cuối cùng có thể sẽ tồi tệ hơn, bởi cơ thể càng mất nhiều nước hơn, gan sẽ càng phải làm việc nhiều hơn.

20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

Vì vậy, nếu thỉnh thoảng bạn có quá chén… Ít nhất bây giờ bạn đã biết chính xác nguyên nhân tại sao bạn cảm thấy như vậy rồi đó.

20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn một bữa quá no trong dịp Tết?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn một bữa quá no trong dịp Tết?

Tín hiệu no trong não có thể bị ghi đè, và nó khiến bạn ăn quá nhiều.

Đăng ngày: 06/02/2019
Khi heo ra tay... cứu nhân độ thế!

Khi heo ra tay... cứu nhân độ thế!

Lâu nay người đời thường biết đến heo như một nguồn cung cấp thực phẩm chính, ít người biết vai trò của nó trong nghiên cứu khoa học. Tại sao heo được chọn cho các công trình nghiên cứu?

Đăng ngày: 05/02/2019
Đã lập được “Google Maps” của bộ não

Đã lập được “Google Maps” của bộ não

Thách thức khoa học lớn nhất của thế kỷ 21 là bộ não, có lẽ là cấu trúc phức tạp nhất trong vũ trụ.

Đăng ngày: 05/02/2019
Sắp có vắc xin phòng trị HIV/AIDS

Sắp có vắc xin phòng trị HIV/AIDS

giáo sư Mark Brockman và các cộng sự đã khám phá ra manh mối giúp kiểm soát virus HIV thông qua việc kiểm tra mức độ phản ứng của bạch cầu đối với loại virus này.

Đăng ngày: 04/02/2019
Nhờ phương pháp

Nhờ phương pháp "kỳ diệu" này, bệnh nhân bị u vú sẽ không lo có sẹo khi phẫu thuật

Bệnh viện Nội tiết Trung ương vừa tiếp tục thực hiện thành công ca nội soi tuyến vú đường nách cho phụ nữ 25 tuổi.

Đăng ngày: 02/02/2019
Người lớn tuổi ăn uống ngày Tết thế nào?

Người lớn tuổi ăn uống ngày Tết thế nào?

Ngày Tết mọi người có tâm lý ăn uống thoải mái mà không chú ý đến vấn đề cân bằng dinh dưỡng dễ gây hại sức khỏe, nhất là người lớn tuổi.

Đăng ngày: 02/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News