Uống rượu đúng cách như thế nào?
Uống chậm, đúng tiêu chuẩn, liều lượng; tránh rượu pha và uống khi đói để bảo vệ sức khỏe.
Theo y học cổ truyền, rượu có vị cay, tính ấm, tác dụng phát tán, thăng đề. Bào chế với các vị thuốc bổ khí huyết, rượu được dẫn đến các tứ chi và tạng phủ nhanh hơn giúp khí huyết lưu thông, da dẻ hồng hào.
Rượu vang được lên men từ nho đỏ, nho trắng chứa nhiều vitamin B, C, nhiều khoáng chất như K, Mg, Ca, P, chất chống oxy hóa tế bào... Do đó uống rượu vang với lượng phù hợp, cơ thể ngăn ngừa được các bệnh đau khớp, tim mạch, huyết khối, ung thư, tiểu đường, gan thận.
Lượng rượu khuyến cáo nên dùng mỗi ngày là 100ml chia 3 lần khai vị cho 3 bữa ăn là tốt nhất.
Rượu thuốc, thường dùng rượu nếp trắng hoặc rượu gạo cũng có công dụng nhất định. Rượu được chưng cất đúng cách theo phương pháp cổ truyền để loại bỏ độc tố như metylic và các aldehyd, ngâm chung với các thảo dược hoặc động vật sẽ bồi bổ sức khỏe. Một số rượu thuốc quý như rượu nhân sâm, rượu câu kỷ tử, rượu hà thủ ô...
Rượu giàu calo với 7 calo/g, chỉ nên uống khoảng một phần 5 tửu lượng bản thân mỗi ngày.
Bạn cần biết chọn thuốc tốt, ngâm đúng cách, sử dụng đúng liều, đúng tiêu chuẩn thì mới phát huy hết tác dụng quý của rượu thuốc. Rượu thuốc 25-30 độ thường dùng để khai vị. Chỉ nên uống 30ml mỗi ngày trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Uống rượu như thế nào để có lợi cho sức khỏe?
Rượu giàu calo với 7 calo/g, chỉ nên uống khoảng một phần 5 tửu lượng bản thân mỗi ngày, không lạm dụng. Liều lượng tốt nhất cho mỗi ngày là một lon bia khoảng 330 ml (5% alcohol) hoặc 100 ml rượu vang (12% alcohol) hay 40 ml whisky (40% alcohol), pha kèm với đá lạnh.
Nên uống từ từ, vừa uống vừa nói chuyện hoặc uống chung với nước trà đặc để giải rượu. Không nên ăn các loại kẹo, bánh mứt quá ngọt hoặc các loại thực phẩm cay nồng và hút thuốc trong khi uống rượu khiến cơ thể nhanh chóng bị mệt, tinh thần thiếu minh mẫn...
Không nên pha rượu với bia và các chất kích thích gây ngộ độc cấp như chóng mặt, buồn nôn, đầy hơi, táo bón, thậm chí mất tri giác và tử vong khi nồng độ cồn trong máu tăng quá cao. Hạn chế uống rượu khi đói vì dạ dày rỗng khiến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh gây choáng.
Cách chữa say rượu
Nếu say rượu kèm đau đầu, lấy 50g rau cần tươi giã nhuyễn vắt lấy nước uống. Cũng có thể uống nước đậu đỏ hoặc lấy khoảng 20 g vỏ quýt khô nấu nước uống.
Bài thuốc giải rượu khác là dùng vài quả tắc ngâm chung với lá trà già khoảng một tuần (để dành sẵn), khi say rượu uống 20-25 ml.
Để giải rượu, hái vài hoa sắn dây đem nấu nước uống giúp tỉnh táo. Nhai vài ngọn rau muống tươi cũng có tác dụng giải độc rượu.

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc
Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?
