20 vệ tinh rơi xuống Trái đất sau sự cố tên lửa SpaceX

20 vệ tinh Starlink giải phóng từ tên lửa Falcon 9 phóng hỏng tuần trước, bốc cháy trong tầng thượng quyển sau khi rơi trở lại Trái đất.

Cụm vệ tinh Starlink triển khai sớm hơn dự kiến khi tên lửa của SpaceX gặp sự cố vào tuần trước. Dữ liệu quan sát mới xác nhận tất cả vệ tinh cháy rụi trong tầng thượng quyển sau khi rơi trở lại Trái đất. Hiện nay, các chuyên gia đang tìm hiểu chuyện gì xảy ra và tên lửa Falcon 9 vẫn bị dừng bay cho tới khi có kết luận điều tra, Live Science hôm 15/7 đưa tin.


Tên lửa Falcon 9 phóng từ Căn cứ Lực lượng không gian Vandenberg hôm 11/7. (Ảnh: Patrick T. Fallon)

Hôm 11/7, SpaceX phóng tên lửa Falcon 9 từ Căn cứ Lực lượng không gian Vandenberg ở California vào 22h35 theo giờ địa phương, muộn hơn một ngày so với kế hoạch ban đầu. Lúc đầu, buổi phóng diễn ra như dự kiến và tầng đầu tiên của tên lửa tách thành công khỏi tầng thứ hai chở vệ tinh trước khi hạ cánh trên tàu tự động ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, sau đó, tầng thứ hai không thể hoàn thành đốt lần hai do rò rỉ oxy lỏng, khiến nó mắc kẹt ở quỹ đạo thấp quanh Trái đất.

Tầng thứ hai của tên lửa vẫn có thể giải phóng khối hàng. Tuy nhiên, các vệ tinh mắc kẹt ở quỹ đạo hình elip quanh Trái đất với độ cao tối thiểu 135km, bằng 1/2 độ cao mà vệ tinh Starlink thường hoạt động. ở độ cao này, lực cản khí quyển làm chậm tốc độ vệ tinh, chúng bắt đầu rơi trở lại Trái đất ở tốc độ khoảng 5 km sau mỗi lần hoàn thành một vòng quỹ đạo, đại diện SpaceX thông báo hôm 11/7. "Với lực cản như vậy, lực đẩy sẵn có tối đa nhiều khả năng không đủ để nâng vệ tinh thành công", SpaceX cho biết.

Công ty kiểm soát phần lớn vệ tinh và điều khiển chúng tiến hành đốt động cơ ở lực đẩy tối đa trong nỗ lực điều chỉnh độ cao. Nhưng hoạt động đó không đủ để cứu cụm vệ tinh. Quan sát sau đó từ Jonathan McDowell, nhà vật lý thiên văn ở Đại học Harvard, xác nhận cả 20 vệ tinh bốc cháy hôm 12/7. Chúng không đe dọa các vệ tinh khác trên quỹ đạo hay an toàn công cộng. Tính đến nay, chưa có báo cáo nào về vệ tinh rơi xuống mặt đất.

Đây là lần phóng thất bại đầu tiên của Falcon 9 từ năm 2016 và thiệt hại lớn nhất về vệ tinh Starlink từ tháng 2/2022, khi một cơn bão địa từ kéo 40 vệ tinh rơi xuống không lâu sau khi tiến vào quỹ đạo Trái đất. SpaceX đang tìm hiểu những gì xảy ra dưới sự giám sát của Cục quản lý hàng không liên bang Mỹ (FAA). Công ty sẽ không thể phóng bất kỳ tên lửa Falcon 9 nào cho tới khi cuộc điều tra kết thúc. Một chuyên gia giấu tên trong ngành công nghiệp cho biết tên lửa này có thể phải dừng hoạt động trong nhiều tháng, dẫn tới xáo trộn lớn trong lịch trình phóng của công ty vào nửa cuối năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA tiết lộ “hồ thủy tinh” ở nơi khủng khiếp nhất Hệ Mặt trời

NASA tiết lộ “hồ thủy tinh” ở nơi khủng khiếp nhất Hệ Mặt trời

NASA vừa tiết lộ những hình ảnh đáng kinh ngạc từ chuyến bay áp sát "hỏa ngục" Io của tàu vũ trụ Juno.

Đăng ngày: 10/05/2025
Lần đầu tiên phát hiện neutrino

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới

Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 09/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"

Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh song sinh của Trái đất đang bị “bóc vỏ” tàn khốc

Hành tinh song sinh của Trái đất đang bị “bóc vỏ” tàn khốc

Những phát hiện từ tàu vũ trụ BepiColombo của châu Âu - Nhật Bản có thể lý giải cách một hành tinh giống Trái Đất trở thành "hỏa ngục".

Đăng ngày: 08/05/2025
Đi tìm nguồn gốc hạt vũ trụ đi qua cơ thể chúng ta cả tỉ lần mỗi giây

Đi tìm nguồn gốc hạt vũ trụ đi qua cơ thể chúng ta cả tỉ lần mỗi giây

Khoảng một nghìn tỉ hạt nhỏ gọi là neutrino xuyên qua bạn mỗi giây. Được tạo ra trong Vụ nổ lớn Big Bang, những neutrino nguyên thủy này tồn tại trong toàn bộ vũ trụ, nhưng chúng không thể làm hại bạn.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News